Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp đang trở thành mối quan tâm lớn của nhiều người, bởi loại bất động sản này có thể mang về nguồn lợi rất lớn nếu biết cách đầu tư hiệu quả. Nhà đất Cafeland xin chia sẻ thủ tục mua bán đất nông nghiệp chi tiết, mới nhất để bạn có thể thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn khi cần.
Để thực hiện mua bán đất nông nghiệp, cả bên bán và bên mua phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định của pháp luật:
Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ hoặc Sổ hồng)
Đất không có bất kỳ tranh chấp nào
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
Đất đang trong thời hạn sử dụng
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013, hộ gia đình/ cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
Vậy như thế nào là hộ gia đình/ cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Là hộ gia đình/ cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó
Là hộ gia đình/ cá nhân được nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó
Xem thêm:
Sau khi bên mua và bên bán đã thống nhất vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho một mảnh đất nông nghiệp bất kỳ thì cần tiến hành thực hiện các thủ tục sau:
Hợp đồng đặt cọc mua bán đất nông nghiệp bao gồm những thông tin cơ bản sau:
Thông tin của bên bán, bên mua và người làm chứng (nếu có)
Các thông tin mô tả mảnh đất (vị trí đất ghi trên sổ đỏ, mã số sổ đỏ, diện tích đất, tài sản trên đất…)
Giá tiền mua bán đất nông nghiệp, số tiền đặt cọc, các đợt thanh toán tiếp theo, thời gian và hình thức thanh toán
Thời gian hai bên ký thỏa thuận hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp
Các thỏa thuận khác như: Bên chịu thuế thu nhập cá nhân, lệ phí công chứng…
Hai bên trực tiếp đến văn phòng Công chứng tại địa phương nơi có đất để Công chứng Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, hai bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đối với bên bán:
Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bản gốc CMND/CCCD/hộ chiếu
Bản gốc Sổ hộ khẩu
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân)
Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn)
Giấy tờ ly hôn và phân chia tài sản do Tòa án phán quyết, di chúc…
Đối với bên mua:
Bản gốc CMND/CCCD/hộ chiếu
Bản gốc Sổ hộ khẩu
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân)
Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn)
Hai bên nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại văn phòng Công chứng kèm phiếu yêu cầu công chứng
Chờ Công chứng viên kiểm tra lại hồ sơ hoặc phát hành hồ sơ
Hai bên đọc kỹ lại các nội dung trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu có sai sót gì thì yêu cầu Công chứng viên sửa đổi/ bổ sung.
Hai bên sẽ ký tên và điểm chỉ vào 3 bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Cuối cùng, Công chứng viên ký tên, đóng dấu và ghi lời chứng vào hợp đồng.
Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai
Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại văn phòng Đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã nơi có đất. Tuy nhiên, sau khi UBND cấp xã tiếp nhận thì cũng chuyển tiếp đến văn phòng Đăng ký đất đai, do đó để tiết kiệm thời gian, bạn nên đến văn phòng Đăng ký đất đai để thực hiện.
Một bộ hồ sơ đăng ký biến động đất đai gồm có:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng
Đơn xin đăng ký biến động (theo mẫu)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Các giấy tờ tùy thân: Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD/hộ chiếu, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau
Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định
Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã
Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)
Người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ về thuế (nếu có).
Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thời gian để nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là:
Tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ
Tối đa 20 ngày làm việc đối với vùng sâu vùng xa
Theo quy định, có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp qua đất thổ cư nếu được Nhà nước cho phép. Theo đó, người sử dụng đất phải làm đơn xin phép UBND cấp huyện nơi có đất. UBND cấp huyện sẽ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp qua đất thổ cư nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho phép khu vực đó được chuyển.
Mong rằng qua bài viết này bạn đã nắm rõ được các điều kiện cần có để mua bán đất nông nghiệp cũng như các bước làm thủ tục mua bán đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, đừng quên follow Nhà đất Cafeland để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về bất động sản nhé!
Xem thêm:
Hoàn Trần