Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất năm 2022

Ký kết hợp đồng đặt cọc là bước đầu tiên trong quá trình mua bán nhà đất, hợp đồng này sẽ đảm bảo cho giao dịch được thực hiện, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giao kết đúng với thỏa thuận giữa các bên.

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là gì?

Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo tính khả thi của giao dịch cũng như đảm bảo, ràng buộc quyền lợi giữa bên mua và bên bán nhằm đảm bảo tính minh bạch cho một giao dịch.

Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết ghi Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, đất

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất

Download mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất tại đây

Lưu ý khi lập hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Để tránh tranh chấp, hợp đồng đặt cọc cần có lưu ý:

- Thông tin bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc: Lưu ý cần có thông tin, chữ ký của chủ nhà đất, lưu ý trường hợp 1 người đứng tên sổ hồng nhưng tài sản chung vợ chồng hoặc hộ gia đình thì phải có chữ ký của những người đồng sở hữu còn lại.

- Tài sản đặt cọc: thường là số tiền cụ thể được viết bằng chữ và bằng số. Cần nêu rõ số tiền này đặt cọc nhằm mục đích chuyển nhượng toàn bộ thửa đất số…., tờ bản đồ số,… và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ… Ngoài ra cần liệt kê các thông tin thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất. Đối chiếu thông tin trên CMND với sổ hồng xem có giao dịch với đúng chủ nhà đất.

Ghi rõ giá chuyển nhượng, kèm theo phương thức đặt cọc và thanh toán.

- Các điều khoản về thỏa thuận trách nhiệm tiến hành thủ tục công chứng chuyển nhượng và đăng ký sang tên.

- Thời hạn đặt cọc.

- Nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí.

- Xử lý tiền đặt cọc: Theo thỏa thuận của hai bên nếu một trong hai bên từ chối chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Phạt cọc: quy định cách xử lý tiền đặt cọc khi các bên không vi phạm nghĩa vụ; mức phạt cọc, thời gian trả tiền khi có bên vi phạm nghĩa vụ.

Trong giao dịch mua bán nhà, đất, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại tiền đặt cọc là quyền lợi chính đáng của người mua. Bởi số tiền đặt cọc khi giao dịch bất động sản thường rất lớn, giá trị chuyển nhượng cao, nếu bên bán bất ngờ “hủy kèo” mà không bồi thường thì bên mua sẽ là người chịu thiệt. 

Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc, bên bán ngoài việc hoàn lại số tiền đặt cọc còn phải trả cho người mua khoản bồi thường hoặc khoản phạt vi phạm theo thỏa thuận trước đó trong hợp đồng. Người mua lưu ý phải xem xét kỹ điều khoản về tiền phạt/ bồi thường này để bảo đảm quyền lợi cho mình.

- Phương thức giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên.

- Ký và ghi rõ tên các bên kể cả bên thứ 3 (Người làm chứng)

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có phải công chứng?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực hoặc có người làm chứng.

Đọc thêm: 

Phương Vũ (TH)

  • Facebook
  • Chia sẻ
Nhadat.cafeland.vn - Kênh mua bán nhà đất - bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam