Giấy biên nhận tiền là văn bản thể hiện việc giao và nhận tiền giữa hai bên giao dịch, có chữ ký xác nhận đầy đủ, thường được sử dụng trong giao dịch mua bán, dân sự, vay mượn tiền,… Vậy, giấy biên nhận tiền đặt cọc là gì? Cần lưu ý gì khi ghi giấy biên nhận tiền đặt cọc trong giao dịch nhà đất?
Giấy biên nhận tiền được sử dụng rất phổ biến trong các giao dịch liên quan đến tài chính như mua bán, đặt cọc, vay tiền… Đây được coi là căn cứ chứng minh việc các bên đã giao nhận một số tiền nhất định.
Giấy biên nhận tiền là một trong những giấy tờ quan trọng trong các giao dịch có liên quan đến tài chính tiền bạc như hoạt động mua bán, chuyển nhượng tài sản,… nhằm đảm bảo giá trị pháp lý và là căn cứ chứng minh, xác định việc giao dịch tiền giữa các bên khi phát sinh tranh chấp nếu có.
Tùy theo từng nội dung của giấy biên nhận tiền mà từ đó Mẫu giấy biên nhận tiền sẽ có những nội dung khác nhau, để phù hợp với mục đích của những người liên quan đến việc giao và nhận tiền.
Download mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất năm 2022 đầy đủ tại đây
- Thông tin bên bán, bên mua: Ghi rõ họ tên (được viết bằng chữ in hoa, có dấu); Ghi số chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp; Địa chỉ hiện tại của hai bên.
- Thông tin về tài sản mua bán: Ghi rõ số lượng cụ thể bằng số và bằng chữ; Ghi rõ giá bán bằng số và bằng chữ; Tổng giá trị thanh toán bằng số và bằng chữ; Ghi số số tiền mà bên mua đã đặt cọc cho bên bán bằng số và bằng chữ.
Mục “Bên đặt cọc”: Bên đặt cọc hay sau này sẽ là bên mua nhà đất. Mục này cần phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin về họ, tên, năm sinh; số chứng minh (hoặc căn cước hoặc hộ chiếu) kèm theo nơi cấp và cơ quan cấp và hộ khẩu thường trú.
Mục “Bên nhận đặt cọc”: Bên nhận đặt cọc sẽ là bên bán nhà đất trong Hợp đồng mua bán nhà đất. Tương tự như bên đặt cọc cũng phải nêu rõ, cụ thể thông tin về họ, tên, năm sinh, chứng minh nhân dân (hoặc căn cước, hộ chiếu): Số, ngày cấp, cơ quan cấp… và hộ khẩu thường trú.
Mục “số tiền”: Đây là mục quan trọng nhất của Giấy giao nhận tiền. Do đó, cần phải ghi cụ thể số tiền đặt cọc bằng số và bằng chữ.
Mục “Lý do đặt cọc”: Vì đây là giấy giao nhận tiền đặt cọc để mua bán nhà đất nên lý do đặt cọc sẽ là để nhận chuyển nhượng nhà đất vào ngày….. Trong mục này có thể nêu qua về thông tin của nhà đất mà hai bên dự định mua bán.
Mục “Thời hạn đặt cọc”: Nêu rõ thời gian đặt cọc là bao nhiêu ngày, tháng, năm và bao gồm thời điểm bắt đầu đặt cọc đến khi việc đặt cọc kết thúc.
Sau khi điền đầy đủ thông tin vào giấy biên nhận tiền thì hai bên sẽ tiến hành ký cam kết và bắt đầu thực hiện theo những thỏa thuận sau:
– Bên bàn giao có trách nhiệm chuẩn bị đủ số tiền ghi trong biên bản.
– Bên nhận sẽ có toàn quyền sử dụng số tiền đó vào mục đích của mình tùy thuộc vào nhu cầu của bên nhận mà không gây ra thắc mắc nào.
Nếu hai bên không xảy ra mâu thuẫn và mọi thủ tục được thực hiện đúng quy định thì cả hai bên sẽ không được kiện hoặc khiếu nại làm ảnh hưởng đến nhau.
Và để đảm bảo chắc chắn thì giấy biên nhận tiền nên được in thành hai bản, mỗi bên giữ một bản để làm cơ sở chứng minh cho giao dịch tài chính thành công, riêng với một số trường hợp giá trị biên nhận tiền lớn thì trong giấy biên nhận nên được thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực thông tin biên nhận tại UBND.
Đọc thêm:
Phương Vũ (TH)