Sau khi hoàn thành các bước về kiểm tra thông tin, pháp lý liên quan đến nhà đất định mua, một bước quan trọng người mua cần lưu ý là vấn đề thanh toán tiền cho bên bán. Dưới đây là kinh nghiệm trả tiền khi mua nhà đất tránh để tránh rủi ro.
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Việc thanh toán tiền cọc cần được thể hiện cụ thể trong hợp đồng đặt cọc hoặc bằng biên nhận viết tay của bên bán/bên chuyển nhượng và cần phải có người thứ 3 làm chứng. Khi lập hợp đồng đặt cọc phải quy định rõ trách nhiệm của bên bán, nếu bên bán không thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng thì phải hoàn lại tiền cọc và tiền bồi thường hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ đi để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tiền cọc nhà đất thường từ 5-10% tổng giá trị bất động sản là hợp lý hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên, hạn chế việc phải cọc nhiều hơn 10%.
Đọc thêm: Đặt cọc mua nhà đất, sao cho an toàn?
Người mua không nên thanh toán quá 95% giá trị nhà đất (đã bao gồm 10% tiền đặt cọc), lý do là vì sau khi đồng đồng mua bán được công chứng thì hai bên mua bán sẽ phải làm thủ tục đăng bộ hoặc khai thuế. Theo đó, khi khai thuế, bên bán phải đóng thuế thu nhập cá nhân là 2% trên giá trị ngôi nhà, bên mua phải đóng lệ phí trước bạ là 0,5% tổng giá trị của ngôi nhà.
Vì vậy, để tránh việc bên bán không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân thì bên mua không nên đóng quá 95% tổng giá trị ghi trên hợp đồng.
Về phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận thanh toán bằng tiền mặt hay thanh toán qua ngân hàng; thanh toán một lần hay nhiều lần. Thời thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán cũng do hai bên thỏa thuận nhưng cần phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán/chuyển nhượng.
Sau khi thanh toán tiền xong, người mua nhận đầy đủ hồ sơ nhà đất liên quan bao gồm:
- Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay còn gọi là sổ hồng
- Hợp đồng mua bán công chứng
- Thông báo lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân của người bán
- Bản vẽ hiện trạng và các giấy tờ liên quan
Sau khi hoàn tất các nghĩa vụ về thuế, hai bên đến UBND cấp huyện để tiến hành đăng bộ hồ sơ nhà đất. Sau khi kiểm tra giấy tờ đầy đủ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi phiếu hẹn nhận sổ thường là 45 ngày làm việc.
Sau khi nhận phiếu hẹn, bạn có thể thanh toán phần còn lại cho bên bán, xem như giao dịch hoàn tất.
Phương thức thanh toán này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, hình thức thanh toán chuyển khoản thường được giới đầu tư, mua bán ưa chuộng và lựa chọn hơn so với trả tiền mặt bởi nhanh chóng, tiện ích và an toàn về mặt tính mạng, tài sản hơn so với khi chúng ta trả bằng tiền mặt.
Với người bán thích cách thanh toán bằng tiền mặt bởi chúng thực tế, và họ có thể kiểm soát được số tiền của mình. Tuy nhiên phương thức này sẽ rất bất tiện bởi việc mang quá nhiều tiền mặt cũng khiến bạn dễ gặp những rủi ro không đáng có, mất an toàn, việc kiểm đếm khó khăn, mất thời gian, khó kiểm soát được tiền giả, rách,...
Đọc thêm:
Phương Vũ (TH)