Ký hiệu DTL là đất gì? Các quy định hiện hành liên quan đến việc sử dụng đất DTL ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn về đất DTL qua bài viết dưới đây.
Ký hiệu đất thủy lợi DTL trên bản đồ quy hoạch
DTL là ký hiệu của đất thủy lợi, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đây là loại đất được sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình thủy lợi, cụ thể gồm: Hệ thống đê điều, hệ thống đường ống cấp nước, thoát nước, tưới nước và tiêu nước (bao gồm cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đã được thu hồi).
Màu sắc ký hiệu đất DTL trên bản đồ quy hoạch
Theo thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, đất thuỷ lợi DTL là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình thủy lợi bao gồm:
- Đê điều, hệ thống dẫn nước để cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước (kể cả hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi mà phải thu hồi đất);
- Các công trình thuỷ lợi đầu mối như nhà máy nước, trạm bơm, trạm điều hành, trạm xử lý nước thải (kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất - sửa chữa - bảo dưỡng công trình thuỷ lợi thuộc phạm vi công trình đầu mối);
- Kè, cống, đập và hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi là chính.
Lưu ý: Đối với các công trình thủy lợi ngầm dưới lòng đất hoặc trên không mà không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trên bề mặt (không phải thu hồi đất để giao xây dựng công trình thuỷ lợi) thì không thống kê vào đất thủy lợi.
Trường hợp đất công trình thủy lợi có kết hợp sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, kinh doanh - dịch vụ du lịch thì ngoài việc thống kê vào mục đích thuỷ lợi còn phải thống kê theo mục đích phụ là đất nuôi trồng thủy sản và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
>>Xem thêm: Đất nuôi trồng thủy sản NTS là gì?
- Chỉ sử dụng đất thủy lợi để xây dựng các công trình cho phép. Không tận dụng đất thủy lợi DTL để thi công trái với quy định. Các công trình xây dựng trái phép sẽ bị dỡ bỏ, chủ công trình phải chịu những xử phạt thích đáng theo quy định hiện hành.
- Chỉ được phép thi công xây dựng công trình theo đúng diện tích đất cho phép, không xâm lấn các khu đất bên cạnh để nới rộng công trình khi không được phép.
- Trước khi thi công, cần làm thủ tục, xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền, cấp tỉnh/ huyện/ xã. Chỉ xây dựng khi có sự cho phép, đồng thuận của cơ quan quản lý. Hồ sơ nhà đất, hồ sơ xin cấp phép xây dựng phải đầy đủ, đúng trình tự.
- Trong quá trình thi công, nếu xảy ra sự cố hoặc vướng mắc, cần báo cáo kịp thời đến lãnh đạo địa phương, xử lý theo đúng quy chế.
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm: Khi có bất kỳ hồ sơ nào có nhu cầu xây dựng trên đất thủy lợi, cần tiến hành cử đoàn đi thực địa, xác định đúng về vị trí, diện tích; đồng thời kiểm tra kỹ về hồ sơ, thủ tục liên quan. Đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình thi công, kịp thời nắm bắt, giải quyết các vướng mắc.
Người sử dụng đất thủy lợi có trách nhiệm: Hoàn thiện giấy tờ, hồ sơ, tiến hành theo thủ tục để xin phép cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng; Trong quá trình thi công phải nghiêm túc và trung thực. Ưu tiên bảo vệ môi trường, sông ngòi; không làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống thủy lợi hiện có của địa phương, không gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, công trình nhà ở chỉ được phép xây dựng trên đất ở. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 cũng quy định, nghĩa vụ của người sử dụng đất chính là sử dụng đúng mục đích.
Theo Nghị định 65/2017/NĐ-CP, sẽ phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau: Tự ý san lấp hoặc dỡ bỏ công trình thủy lợi; xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phụ, cầu, kè, nơi sản xuất và một số công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, người dân không được phép xây nhà ở trên đất thủy lợi DTL.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão:
“Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền”.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Trên đây là một số thông tin quy định liên quan đến đất DTL là gì? bạn đọc có thể tham khảo.
Bài viết cùng chủ đề:
Phương Vũ (TH)