Đất DDT là gì? Quy định sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT

Tìm hiểu rõ hơn về đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, ký hiệu DDT qua bài viết dưới đây.

Đất DDT là gì?

DDT là ký hiệu cho loại đất có di tích lịch sử văn hóa trên bản đồ địa chính Việt Nam, bao gồm tất cả các công trình mang tính chất văn hóa – lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh có mặt trên diện tích đất. Đất DDT thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng cho mục đích công cộng.

Ký hiệu đất DDT trên bản đồ quy hoạch

Đất DDT bao gồm diện tích mặt nước, diện tích khu vực bán đồ lưu niệm, nhà nghỉ, khách sạn, vườn cây, khu vực bán vé thuộc khu di tích lịch sử văn hóa hay danh lam thắng cảnh đó.

Để được công nhận trở thành di tích lịch sử văn hóa, khu vực đất có công trình văn hóa phải được Nhà nước hay UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xếp hạng hoặc đưa vào danh sách cần được bảo tồn.

Đất di tích lịch sử văn hóa DDT không bao gồm diện tích đất có di tích lịch sử văn hóa nhưng lại được sử dụng thành đất ở, đất rừng đặc dụng, khu vực cơ sở tôn giáo tín ngưỡng hay các loại đất phi nông nghiệp khác.

Màu sắc ký hiệu đất DDT trên bản đồ quy hoạch

Quy định về việc sử dụng đất DDT

Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh DDT khi đã được xếp hạng hoặc được UBND cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định của khoản 1 Điều 158 Luật Đất đai 2013.

Ngoài ra, theo quy định tại của pháp luật đất đai, thì trong trường hợp đặc biệt cần thiết có thể sử dụng đất DDT vào mục đích khác nhưng phải đáp ứng đủ những yêu cầu sau:

- Việc chuyển mục đích sử dụng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.

Như vậy, đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng có thể sử dụng vào mục đích khác thuộc những trường hợp đặc biệt cần thiết. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả là văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.

Lưu ý: Theo quy định của pháp luật Đất đai thì không quy định người sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa không được thế chấp quyền sử dụng đất, chỉ quy định người sử dụng đất chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất, nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền nhà nước phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về đơn vị quản lý đất DDT, Với đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh do cá nhân, hộ gia đình hoặc các tổ chức trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật thì cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất.

Trường hợp những khu đất DDT không thuộc quy định tại điểm a, Khoản 1, điều 158 Luật đất đai thì UBND cấp xã trở lên, nơi có di tích – danh lam thắng cảnh là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý. Nếu đất bị lấn chiếm, bị sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì chủ tịch UBND cấp xã trở lên nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Di tích văn hóa lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất DDT

Theo Điều 27 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh như sau:

- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập do cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đó.

+ Trường hợp di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là một khu vực có nhiều người sử dụng đất, có nhiều loại đất khác nhau thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho từng người sử dụng, từng loại đất trong khu vực đó. Người sử dụng đất phải tuân theo các quy định về bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Có được kinh doanh trên đất DDT không?

- Người dân được phép kinh doanh trên đất có di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên phải được sự cho phép của cơ quan quản lý di tích.

- Những hạng mục được phép kinh doanh bao gồm: kinh doanh nhà hàng, bãi đỗ xe, nhà bán đồ lưu niệm, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch thuộc khuôn viên khu di tích lịch sử – văn hóa.

Ngoài ra, để được kinh doanh hợp pháp thì trước hết người dân phải đảm bảo khu di tích lịch sử – văn hóa này đã được Nhà nước xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ.

Có được chuyển đổi mục đích sử dụng đất DDT không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 158 Luật Đất đai 2013, trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích, danh lam thắng cảnh DDT vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Việc tự ý chuyển đổi hoặc sử dụng đất DDT khi chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị phát hiện, người sử dụng đất sẽ phải chịu phạt theo quy định hiện hành.

Bài viết cùng chủ đề:

Theo thanhnienviet

Phương Vũ (TH)

  • Facebook
  • Chia sẻ
Nhadat.cafeland.vn - Kênh mua bán nhà đất - bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam