Việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công, hiệu quả của việc kinh doanh. Vậy mặt bằng kinh doanh là gì, cần phải lưu ý gì khi chọn mặt bằng kinh doanh?
Mặt bằng kinh doanh là những nơi vị trí đẹp hay nằm tại các mặt tiền đường lớn có lượng người đi qua lại đông đúc dùng với mục đích cho thuê để kinh doanh hoặc chủ sở hữu tự kinh doanh. Mặt bằng kinh doanh không quy định diện tích tối đa hay tối thiểu, có giá thuê ổn định hàng tháng.
Mặt bằng kinh doanh cần đáp ứng được diện tích phù hợp, vị trí thuận lợi, dễ dàng tiếp cận được với khách hàng, giúp việc kinh doanh có hiệu quả.
- Xác định rõ ràng mục đích kinh doanh: Trước tiên, bạn cần xác định rõ nguồn tài chính của mình, từ đó tính toán được loại hình kinh doanh, quy mô, số tiền chi trả cho việc thuê mặt bằng và các chi phí phát sinh,... Dự toán được chi phí, bạn sẽ hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Đồng thời, dễ dàng thực hiện việc thu hồi vốn cũng như sinh lời khi kinh doanh.
Tiếp theo, bạn xác định được mục đích kinh doanh về sản phẩm gì, khách hàng mục tiêu là ai để có thể lựa chọn được vị trí, khu vực phù hợp. Với mục đích kinh doanh quán ăn, cần chọn mặt bằng ở khu đông dân cư, trường học, gần công ty, khu công nghiệp,... tùy vào đối tượng khách hàng.
Thuê mặt bằng mở quán cà phê thì phải cần mặt tiền rộng có decor, trang trí nổi bật, có chỗ để xe, tiện đi lại,... Bán quần áo thì bạn cần vị trí mặt tiền có thể dễ dàng đi lại, cơ sở vật chất tốt,…
- Xem xét vị trí, khu vực sẽ thuê mặt bằng: Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của việc kinh doanh nên cần xem xét kỹ càng. Cần phải là nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu, nhiều người qua lại, giao thông thuận tiện, an ninh đảm bảo, chỗ giữ xe,...
- Tìm hiểu giá thuê mặt bằng: Bạn cần phải đi khảo sát giá, hiểu rõ được mức giá mặt bằng chung trong khu vực để có thể thỏa thuận được mức giá tốt nhất với bên cho thuê, tránh thuê phải giá cao, gây tốn chi phí.
- Kiểm tra tình trạng mặt bằng: Thỏa thuận được mức giá hợp lý, bạn cần kiểm tra kỹ tình trạng mặt bằng, xem xét các vấn đề về tường bị ẩm mốc, mái có bị dột khi mưa, tình trạng điện nước,... tránh trường hợp bỏ chi phí cải tạo mặt bằng quá lớn.
- Xem xét kỹ hợp đồng trước khi ký: Để tránh tình trạng bị phá vỡ hợp đồng mà không có bồi thường hay gặp phải lừa đảo chiếm tiền đặt cọc bạn cần xác định người đang giao dịch là chủ sở hữu thực sự của mặt bằng đó và ghi rõ các điều khoản trong hợp đồng.
Có thể yêu cầu chủ nhà cung cấp các giấy tờ liên quan để đảm bảo họ là chủ sở hữu tài sản đó.
Đọc thêm: Kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh
- Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cần có đầy đủ các nội dung về giá thuê, diện tích, tiền cọc, thời gian thuê, ngày bàn giao, tình trạng lúc bàn giao, việc tăng chi phí thuê hàng năm,... cần ghi rõ trong hợp đồng với sự thỏa thuận, thống nhất của các bên.
- Để đảm bảo an toàn, tránh tranh chấp bạn nên công chứng tại bất kỳ phòng công chứng Nhà nước hay phòng công chứng tư nhân nào.
- Thỏa thuận rõ các chi phí liên quan trong hợp đồng: chi phí công chứng, chi phí xây dựng sửa chữa (nếu có), thời gian cho việc sửa chữa... Nếu không am hiểu về pháp lý, hãy nhờ luật sư hoặc những người có kinh nghiệm soạn thảo sẵn mẫu hợp đồng cho bạn.
Đọc thêm:
Phương Vũ (TH)