Đô thị là gì? Đặc điểm cơ bản và chức năng cơ bản của đô thị? Cách phân loại đô thị theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào?
Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
– Là nơi tập trung nhiều vấn đề và các vấn đề này đều có tính toàn cầu:
+ Môi trường: Tốc độ gia tăng quá nhanh về công nghiệp hoá và đô thị hóa ở đô thị xảy ra cũng đã dẫn đến phá huỷ một phần hệ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm tới môi trường sống của con người. Trong khi đó thì các biện pháp khắc phục các sự cố rất chậm chạp, không đầy đủ bởi vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế.
+ Dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số của đất nước và dân số đô thị, hai hướng chuyển dịch dân cư diễn ra cùng nhau.
+ Tổ chức không gian và môi trường của đô thị: Quy mô dân số đô thị đang tập trung quá lớn không điều hoà nổi và từ đó cũng đã gây bế tắc trong tổ chức môi trường sống đô thị.
– Đô thị chính là một thị trường lao động: Các chủ thể là những người lao động muốn làm việc vì người lao động muốn khoản tiền kiếm được từ công việc, vì vậy người lao động cung cấp sức lao động của bản thân mình. Các ngành kinh tế muốn vận hành quá trình sản xuất có hiệu quả thì sẽ chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của những chủ thể là người lao động.
Nhưng sau đó các chủ thể là những người lao động cũng sẽ mua những hàng hoá được sản xuất bởi các ngành kinh tế. Vì vậy các ngành đều sẽ cần đến lao động cũng như các đối tượng là người lao động cần cung cấp sức lao động của mình. Lao động trong đô thị được chuyên môn hoá cao và cũng bởi vì nguyên nhân đó mà giá cả sức lao động ở đô thị cũng cao hơn ở nông thôn.
– Là một thị trường tiêu thụ: Đô thị như chúng ta đã biết chính là nơi tập trung đông dân với hoạt động sản xuất chuyên môn hoá cao, nên vì thế mà ở đây có nhu cầu cung cấp, trao đổi hàng hoá, hay tiêu dùng cũng rất cao. Sự bố trí sắp xếp hệ thống dịch vụ, thương mại trong dự thầu cũng là vấn đề quan trọng để nhằm mục đích có thể phục vụ người dân đô thị.
– Đô thị cũng giống như là một nền kinh tế quốc dân: Đô thị hiện nay cũng được coi như là một nền kinh tế quốc dân bởi vì thực chất đô thị cũng được giới hạn về mặt hành chính, hoạt động của đô thị cũng có tính độc lập tương đối.
Hiện nay, các đô thị và kinh tế đô thị nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như là của vùng và của các địa phương trên phạm vi cả nước. Vai trò đó của đô thị đã và đang được xác định rõ trong các chính sách phát triển của Nhà nước ta.
Đô thị cũng đã góp phần quan trọng giúp tạo ra môi trường cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, mang sự thịnh vượng cho xã hội. Bên cạnh đó thì đô thị cũng thực hiện những trọng trách lớn, đó là đô thị đã cung cấp môi trường đáng sống cho cư dân, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế, mang lại lợi ích cho mọi công dân và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững về môi trường, công bằng xã hội, kiên cường trước các thế lực gây rối, bền bỉ chống chịu với thiên tai, dịch bệnh.
Quá trình đô thị hóa là những chuyển đổi trong nền kinh tế quốc gia, ngày càng có nhiều người rời xa làm việc trực tiếp với tài nguyên thiên nhiên với nguồn thu nhập thấp, hướng tới công nghiệp và dịch vụ đạt được năng suất và thu nhập cao hơn. Cho đến nay, có tới 70-80% hoạt động kinh tế trên phạm vi đất nước cũng như thế giới được tạo ra ở các thành phố. Như vậy, nguồn thu tài chính của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay, chủ yếu đến từ các đô thị góp phần cho sự phát triển bền vững.
Tại Việt Nam hiện có 6 loại đô thị bao gồm đô thị loại I, II, III, IV, V và đô thị loại đặc biệt. Tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, việc phân loại đô thị được dựa trên các tiêu chí sau:
- Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên.
- Mật độ dân số: + Toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên;
+ Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: + Toàn đô thị đạt từ 70% trở lên;
+ Khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.
Hiện nay, Việt Nam có hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM.
- Vị trí, chức năng, vai trò: là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước;
- Quy mô dân số:
+ Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;
+ Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
- Mật độ dân số: + Toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên;
+ Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: + Toàn đô thị đạt từ 65% trở lên;
+ Khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
Tính đến tháng 12/2021, Việt Nam có 22 đô thị loại I, bao gồm 3 thành phố trực thuộc trung ương: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; 19 thành phố thuộc tỉnh: Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh, Hải Dương, Pleiku, Long Xuyên.
- Vị trí, chức năng, vai trò: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh;
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên.
- Mật độ dân số: + Toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên;
+ Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: + Toàn đô thị đạt từ 65% trở lên;
+ Khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên.
Tính đến ngày 20/4/2022, cả nước có 33 đô thị loại II, đều là các thành phố thuộc tỉnh, bao gồm: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng.
- Vị trí, chức năng, vai trò: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh;
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên.
- Mật độ dân số: + Toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên;
+ Khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.
Tính đến ngày 20/4/2022, cả nước có 47 đô thị loại III, bao gồm 29 thành phố: Yên Bái, Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hội An, Hưng Yên, Kon Tum, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Dĩ An, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn, Phổ Yên.
18 thị xã: Sơn Tây, Cửa Lò, Phú Thọ, Bỉm Sơn, Gò Công, La Gi, Bến Cát, Tân Uyên, Sông Cầu, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng Yên, Kỳ Anh, Bình Minh, Đông Triều, Phú Mỹ, An Nhơn.
- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện;
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên.
- Mật độ dân số: + Toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên;
+ Khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: + Toàn đô thị đạt từ 55% trở lên;
+ Khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên.
Đến ngày 29/11/2021 cả nước có 90 đô thị loại IV, bao gồm 31 thị xã, 5 huyện (với 8 thị trấn và 68 xã) và 56 thị trấn (không tính các xã thuộc phần mở rộng của đô thị loại IV).
- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã;
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.
- Mật độ dân số: + Toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên;
+ Tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.
Đến tháng 12/2021, Việt Nam có 674 đô thị loại V.
Đọc thêm:
Phương Vũ (TH)