Đất rừng sản xuất là gì? Có được xây nhà, chuyển nhượng đất rừng sản xuất?

Đất rừng sản xuất được sử dụng để sản xuất kinh doanh các mặt hàng về gỗ, lâm sản, các đặc sản liên quan đến rừng,…kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, và phòng hộ rừng. Vậy, có được xây nhà hay chuyển nhượng đất rừng?

Bài viết cùng chủ đề:

Đất rừng sản xuất là gì?

Theo quy định của luật, đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản và thuộc loại đất nông nghiệp theo bảng phân loại đất.

Như vậy, mục đích sử dụng đất rừng sản xuất chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Đất rừng sản xuất được phép chuyển mục đích sử dụng tùy theo căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất và dựa vào quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước.

Phân loại đất rừng sản xuất:

– Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sẽ được phục hồi bằng biện pháp khoanh vùng nuôi và tái sinh theo phương pháp tự nhiên. Loại đất này khi được giao hoặc cho thuê đất thì có mục đích để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đất rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm: rừng trồng có thể sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước hoặc vốn của chủ sở hữu.

Đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng?

Thứ nhất, điều kiện chung về chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trước hết, người sử dụng đất muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất”

Thứ hai, hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất “ Đất rừng sản xuất là rừng trồng: Không quá 150ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; Không quá 300ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi”

Thứ ba, đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất.

Pháp luật đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế nếu không thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.

"Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.”

Điều 192 Luật Đất đai 2013 quy định rõ hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng đất rừng sản xuất nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Cá nhân, hộ gia đình luân phiên sinh sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu cải tạo sinh thái trong rừng đặc dụng mà chưa có điều kiện di chuyển ra khỏi phân khu thì chỉ được tặng cho quyền sử dụng rừng, chuyển nhượng quyền ở. diện tích rừng kết hợp sản xuất đất, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho các cá nhân, hộ gia đình sinh sống tại phân khu này.

- Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực bảo vệ rừng chỉ được tặng cho, chuyển quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình sống trong khu vực bảo vệ rừng này.

- Cá nhân, hộ gia đình là người dân tộc thiểu số sử dụng đất được Nhà nước giao theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước được tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ khi có quyết định giao đất theo hướng dẫn hỗ trợ của Nhà nước.

Thứ tư, mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất

Đối với người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất cũng phải có mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, theo quy định pháp luật đất đai, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất thì phải đáp ứng các điều kiện trên.

Có được xây nhà trên đất rừng sản xuất?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất là:

- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;

- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

- Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do đó, phải sử dụng đúng mục đích, quy hoạch sử dụng đất từng sản xuất. Nếu muốn xây nhà trên đất rừng sản xuất phải chuyển mục đích sử dụng sang đất ở. 

Điều 19 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác:

Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.

Quy trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất ở đối với cả nhân được căn cứ theo quy định của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu; 

- 01 Bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 

- Bản chứng minh nhân dân căn cước công dân, số hộ khẩu của người yêu cầu; 

- Giấy ủy quyền thực hiện công việc (nếu cần).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Trong trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ chưa hợp là thị trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Xử lý, giải quyết hồ sơ

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất

- Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cấp nhất, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;

- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính

Bước 4. Trả kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Tham khảo thêm:

- Mật độ xây dựng là gì? Quy định và Cách tính chính xác

Lấn chiếm đất rừng sản xuất bị xử lý thế nào?

Hành vi chiếm đất rừng sản xuất bị quy định xử phạt tại Điều 14 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, cụ thể là bị xử phạt tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 14. Cụ thể:

“Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất, như sau:

3. Trường hợp cá nhân lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm < 0,02ha;

b) Phạt tiền 5-7 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 đến < 0,05ha;

c) Phạt tiền 7-15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 đến < 0,1ha;

d) Phạt tiền 15-40 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 đến < 0,5ha;

đ) Phạt tiền 40-60 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến < 01ha;

e) Phạt tiền 60-150 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01ha trở lên”.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 7 của Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể kể đến như:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm lấn, chiếm. UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm lấn, chiếm đất đai.

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định mà có được do hành vi lấn/chiếm.

- Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng/cho thuê đất không đúng quy định pháp luật; chấm dứt hợp đồng mua/bán/cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định..

Theo thanhnienviet

Phương Vũ (TH)

  • Facebook
  • Chia sẻ
Nhadat.cafeland.vn - Kênh mua bán nhà đất - bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam