Xói mòn đất diễn ra ở hầu khắp các nơi trên toàn cầu do tác động của tự nhiên và các hoạt động của con người. Vậy xói mòn đất là gì? Tình trạng này gây thiệt hại như thế nào?
Bài viết cùng chủ đề:
Xói mòn đất là tình trạng làm thay đổi bề mặt, phá hủy các tầng đất bên dưới do tác động của tự nhiên và nhất là do các hoạt động của con người. Xói mòn đất được xem là một trong những mối đe dọa lớn liên quan đến đất vì nó đang xảy ra khắp nơi.
Đối với đất nông nghiệp khi con người thực hiện chăn thả hoặc chặt phá rừng liên tục, làm nương rẫy du canh sẽ khiến cho đất bị tác động và xói mòn. Càng ngày nếu không được phục hồi thì tình trạng này sẽ ngày càng bị nặng hơn, thậm chí gây ra sạt lở đất nghiêm trọng.
Xói mòn đất sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ tác động của tự nhiên đến tác động của con người.
- Do tác động của nước: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng xói mòn khá phổ biến. Nguồn nước gây ra tình trạng xói mòn có thể do mưa nhiều hoặc nước từ lớp băng tuyết tan. Ngoài ra còn có thể do con người tác động bằng cách tưới tiêu quá nhiều và liên tục, canh tác nhiều khiến đất không có thời gian nghỉ ngơi.
Tình trạng này xảy ra nhiều ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, do các dòng chảy thường xuyên trên bề mặt đất như sông, suối đặc biệt là ảnh hưởng của những dòng chảy tạm thời như nước lũ; các dòng chảy này vô tình chảy trên bề mặt đất và cuốn trôi tất cả dưỡng chất của đất, phá hủy nhanh chóng kết cấu của đất và gây nên hiện tượng xói mòn nhanh chóng.
- Do tác động từ gió: Hiện tượng này xảy ra ở bất cứ đâu, nếu như lượng gió lớn và liên tục thì sẽ càng khiến đất bị xói mòn càng nhiều. Các điều kiện làm xói mòn đất do gió: Đất phải khô và tơi, có những kẽ hở để gió có thể luồn vào, ít thực vật sinh sống ở khu vực đó để không có một vật cản nào làm giảm sức gió, diện tích càng rộng thì việc xói mòn do gió sẽ càng dễ dàng diễn ra hơn. Thường xảy ra ở các khu vực đất cát vùng ven biển hoặc khu vực đồng bằng khô hạn.
- Do nhiệt độ: Sự biến đổi và chênh lệch lớn của nhiệt độ, giao thoa với bề mặt đất và được tích tụ trong thời gian dài cũng là yếu tố chính gây nên hiện tượng xói mòn đất. Ví dụ điển hình cho hiện tượng xói mòn đất do nhiệt độ là khi nhiệt độ cao cùng ánh nắng chiếu trực tiếp của mặt trời dẫn tới tình trạng bề mặt đất nứt ra; điều này ảnh hưởng mạnh gây nên tác động phá vỡ cấu trúc bên trong đất kết hợp với các tác nhân khác gây nên tình trạng xói mòn đất.
- Do trọng lực – lực hút trái đất là tác động thẳng đứng từ tâm trái đất, việc xói mòn đất do trọng lực là ảnh hưởng do việc kết hợp các yếu tố tự nhiên gây ra tình trạng sạt lở đất, tác động của 2 khối đất tác động lên nhau do trọng lực cùng với cấu tạo đất đã hao mòn, mỏng hơn gây ra tình trạng xói mòn.
- Xói mòn hóa học: Là sự vận chuyển các hoạt chất, vật liệu hòa tan. Dưới vùng đất, thì có nhiều tầng dòng chảy ngầm và khi xói mòn hóa học xảy ra sẽ đưa các hoạt chất, vật liệu từ khu vực này sang một khu vực khác. Do chỉ xảy ra trong khu vực ngầm, nên khó nhận biết được để xác định nguyên nhân chỉ sau khi các loại xói mòn khác xuất hiện thì ta mới đào sâu và phát hiện.
- Do tác động của con người: Các hoạt động của con người gây ảnh hưởng nặng nề tới thiên nhiên gây ra rất nhiều các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan và gây tác động xấu tới môi trường đất như đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép; săn bắt trái phép động, thực vật; khai thác hầm mỏ, khai thác khoáng sản; các hoạt động công nghiệp hóa gây ô nhiễm môi trường; sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa chất gây hại cho đất.
Xói mòn đất rất nguy hiểm và chúng ta khó có thể kiểm soát được, bởi vì nó còn do nguyên nhân của tự nhiên. Những tác hại thường thấy khi đất bị xói mòn đó là:
- Mất đất: Ở nước ta tỷ lệ mất xói mòn đất ở các khu vực đồi núi ngày càng nhiều, đất trở nên sa mạc hóa dẫn đến không còn được sử dụng để trồng trọt và chính vì điều đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người dân ở đó. Thậm chí ở các khu vực đồi dốc hiện tượng xói mòn còn tác động mạnh hơn vì vừa do tự nhiên, các tác nhân kể trên và con người dẫn đến việc xói mòn nhanh hơn.
Nếu như tình trạng xói mòn đất xảy ra liên tục thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất đất. Tùy thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc, lượng đất phủ trên bề mặt thì sẽ có lượng đất xói mòn khác nhau. Có thể khi xói mòn người dân sẽ không thể sử dụng đất được nữa hoặc thu nhập từ việc trồng cây, chăn thả cũng sẽ hạn chế.
- Tàn phá môi trường: Việc xói mòn sẽ khó có thể trồng cây được và rất dễ gây ra tình trạng phá rừng đốt rẫy. Cây cối có chức năng hạn chế xói mòn và ngăn lũ ở các khu vực dốc. Nhưng khi không còn cây cối nữa, do quá trình khai thác bừa bãi của con người, thì khi mưa lớn đổ xuống, dẫn đến cuốn trôi tất cả dưỡng chất có trong đất, gây ra hiện tượng xói mòn, sức nước mạnh thậm chí có thể cuốn trôi luôn những ngôi nhà của người dân sống ở khu vực dốc hoặc dưới dốc.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng: Khi không còn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng nữa thì cây trồng sẽ trở nên thiếu sức sống, hiệu suất mang lại giảm hoặc thậm chí có những mùa vụ trắng tay, vì không thể thu hoạch được những sản phẩm đạt yêu cầu của người tiêu dùng. Chính vì thế người dân phải biết xói mòn đất là gì để có những giải pháp phòng chống hợp lý.
- Trồng cây số lượng lớn, lá cây sẽ hạn chế lực hạt mưa rơi xuống, chảy xuống thân cây giúp giảm tỷ lệ xói mòn.
- Trồng, tái tạo thảm thực vật, trồng các loại cây lớn để hút nước và giảm tốc độ nước chảy từ đỉnh xuống. Trồng thêm các loại cây chắn gió giảm khả năng gây xói mòn đất.
- Sử dụng thảm phủ vườn để giữ cây trồng trên đất dốc: thảm chống xói mòn là một lớp phủ kết dính với nhau bằng một tấm lưới gồm các sợi xơ. Kết cấu này giữ cho lớp phủ liên kết với nhau ở những khu vực mà vật liệu phủ thông thường có thể bị cuốn trôi. Bạn có thể trải loại thảm phủ vườn này lên trên hạt giống và cây con.
Nếu là vùng đất dốc, bạn hãy đào một rãnh nhỏ trên đỉnh dốc. Đặt mặt trên của tấm thảm phủ vườn vào rãnh, lấp đất lên, sau đó gấp phần mặt dưới thảm lên trên. Nước sẽ chảy trên bề mặt thảm, và lớp thảm sẽ khiến nước chảy chậm lại thay vì chảy thẳng xuống dưới.
- Duy trì độ ẩm thích hợp cho đất: có thể xây dựng ruộng bậc thang, bờ đá, trồng cây theo đường đồng mục đích phân tán dòng chảy. Thiết lập thêm các đập, ao hồ giữ nước để sử dụng tưới tiêu. Khi hiểu được các cách để cải thiện thì câu hỏi xói mòn đất là gì chỉ đơn là một câu hỏi đã có câu trả lời hoặc gọi là đã khắc phục được những tác hại của nó.
- Canh tác theo đường đồng mức là cày bừa, đánh luống, trồng trọt theo đường đồng mức, có tác dụng ngăn dòng nước, giảm xói lở mặt đất.
- Trồng dày hợp lý: tăng lớp che phủ thực vật, giảm bớt lực xung kích của hạt mưa, giữ được độ ẩm cho đất, nâng cao năng suất cây trồng.
- Trồng dày thành hàng rào: thành những hàng rào ngăn nước chảy giúp giữ ẩm, giữ đất, chống xói mòn, tăng sản lượng.
- Dùng vật liệu che phủ mặt đất: Dùng vật liệu che phủ gốc cây để tăng cường giữ nước, giữ ẩm, chống xói mòn bề mặt đất qua việc làm giảm lực xung kích của hạt mưa. Các vật liệu che phủ thường dùng là rơm, rạn cỏ, rác thực vật, vỏ bào, mùn cưa, thân lá và rễ cây trồng hay sử dụng các vật liệu làm bằng hóa chất như nilông, vải bạt… để che phủ đất.
- Trồng xen băng là trồng xen kẽ các loại cây trồng dày với cây trồng thưa, hoặc trồng cây có tán cới cây bò lan trên mặt đất, hoặc trồng cây với cỏ thành từng băng xen kẽ nhau trên sườn dốc dọc theo đường đòng mức có chiều rộng từ 5-10 m. Trong đó, băng cỏ hoặc băng trồng cây rậm lá có khả năng làm giảm dòng chảy, giữ được nước và đất, làm đất tốt thêm, do đó tăng được sản lượng.
- Xen canh gối vụ: Trồng xen là trồng nhiều loại cây trồng thành từng hàng xen kẽ nhau. Trồng gối vụ là trồng các loại cây có thời vụ khác nhau trên cùng một diện tích và thu hoạch trong những thời gian khác nhau. Về mặt chống xói mòn thì xen canh gối vụ nhằm mục đích là luôn luôn duy trì được lớp che phủ thực vật trên nương ruộng để bảo vệ mặt đất chống lực xung kích của hạt mưa, giảm xói mòn mặt đất. Vì thế, nên trồng xen nhau các loại cây trồng dày và cây trồng thưa, cây cao với cây thấp… Ngoài ra, xen canh gối vụ còn có tác dụng sử dụng hợp lý chất phì của đất và diện tích đất do đó tăng được năng suất và sản lượng.
>> Tham khảo thêm: Mua bán nhà đất
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Phương Vũ (TH)