Đất lưu không là gì? Người dân có được sử dụng đất lưu không?

Đất lưu không là gì? Có được cấp sổ đỏ phần đất lưu không và người dân có được sử dụng phần đất này không? Cùng tìm hiểu rõ những quy định liên quan đến đất lưu không qua bài viết dưới đây.

Đất lưu không là gì?

Hiện nay các văn bản pháp luật đều không đưa ra các khái niệm đất lưu không, tuy nhiên có thể hiểu đất lưu không là phất đất quy hoạch làm đất phục vụ cho công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, điện... mà nhà nước chưa sử dụng đến.

Hiểu đơn giản, đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, đất xây dựng các hệ thống giao thông, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện... 

Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ

Đất lưu không có được cấp sổ đỏ không?

Đây là loại đất công cộng do Nhà nước quản lý. Khi Nhà nước chưa sử dụng đến quỹ đất này thì người dân được tạm thời sử dụng, nhưng sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Nếu người dân có nhu cầu thì có thể tạm thời sử dụng phần diện tích đất lưu không. Tuy nhiên, cần phải làm đơn yêu cầu sử dụng tạm thời đất lưu không, gửi tới UBND nơi đang có đất cùng với cam kết khi bị thu hồi đất sẽ không được bồi thường. Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì việc sử dụng phần đất lưu không của người dân là hợp pháp.

Quy định về việc sử dụng phần đất lưu không

Điều 157. Đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn

– Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.

– Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.

– Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu UBND cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.

– UBND các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố công khai mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.

Như vậy, theo quy định, đây là khoảng đất được các cơ quan, tổ chức trực tiếp giám sát, thực hiện công trình do nhà nước quy định quản lý và chịu trách nhiệm. Qua đó, nếu phát hiện hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất lưu không thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đất không lưu nằm tại khu vực đó sẽ được toàn quyền quyết định và xử phạt nhằm bảo vệ sự an toàn cho công trình.

Hiện nay nhà nước ta quy định những trường hợp sử dụng đất được nhà nước chấp thuận, quỹ đất ấy nằm trong khu vực được bảo vệ thì công trình đó tiếp tục được sử dụng. Người dân có thể tiến hành sử dụng đất bình thường theo đúng mục đích đăng kí chỉ cần đảm bảo yêu cầu không gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình của nhà nước. Tuy nhiên có có các dự án mà nhà nước cần thu hồi đất để xây dựng công trình công cộng hoặc tiện ích xã hội, người nhân có nghĩa vụ trả lại nhóm đất ấy cho cơ quan có thẩm quyền trực thuộc địa phương.

Đối với tất cả những trường hợp người dân hoặc chủ đầu tư sử dụng đất làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì những trường hợp này phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Khi không thực hiện các biện pháp gia cố, chỉnh đốn công trình của mình thì khu vực đất đó sẽ bị nhà nước thu hồi và xử phạt theo quy định của luật đất đai.

Như vậy, Nhà nước không ngăn cấm việc sử dụng phần đất lưu không. Tuy nhiên, hộ gia đình hoặc chủ đầu tư cần đảm bảo quy tắc an toàn trong quá trình xây dựng công trình, khi nhà nước có dự án đầu tư xây dựng trên phần đất này chủ hộ cần có trách nhiệm nghĩa vụ trao trả phần đất này cho nhà nước.

Xử phạt hành vi chiếm dụng đất lưu không

Nếu không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, việc tự ý lấn, chiếm, sử dụng đất lưu không được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều người dân, doanh nghiệp cố tình làm ngơ, lấn chiếm đất lưu không để trồng trọt, mở hàng quán kinh doanh, thậm chí là xây nhà trái phép.

Theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, hành vi lấn chiếm đất không thuộc sở hữu cá nhân sẽ bị xử phạt như sau:

  • Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng
  • Đối với doanh nghiệp, tổ chức: Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm sẽ buộc phải trả lại đất đã lấn, chiếm đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Xem thêm:

Theo thanhnienviet

Phương Vũ (TH)

  • Facebook
  • Chia sẻ
Nhadat.cafeland.vn - Kênh mua bán nhà đất - bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam