Top 12 khu công nghiệp lớn nhất tại Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu cả nước về các khu công nghiệp (KCN) tập trung. Hiện nay, Đồng Nai được quy hoạch 39 khu công nghiệp với gần 19.000ha, trong đó có 31 khu công nghiệp đang hoạt động.

Trong bài viết dưới đây, Nhà đất Cafeland xin chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về 12 khu công nghiệp có quy mô lớn nhất tại Đồng Nai.

1. Khu công nghiệp Ông Kèo

  • Vị trí: Xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty CP Tổng Công ty Tín Nghĩa

KCN Ông Kèo được được thành lập từ năm 2008 với tổng diện tích là 824ha. Tính đến nay, khu công nghiệp này có tỷ lệ lấp đầy gần 90%.

KCN Ông Kèo cách trung tâm TP.HCM 15km, cảng Cát Lái 12km, sân bay quốc tế Long Thành 15km, sân bay Tân Sơn Nhất 20km, cách cảng Gò Dầu và cảng Thị Vải - Phước An khoảng 25km, cách TP. Vũng Tàu 55km.

Các ngành nghề đầu tư vào KCN Ông Kèo chủ yếu là: sản xuất chế biến dầu nhờn, gas, khí hóa lỏng; hóa chất; dược phẩm; hóa mỹ phẩm; chế biến thực phẩm; điện; bưu chính viễn thông; cơ khí; sản xuất giấy; vật liệu xây dựng…

2. Khu công nghiệp Nhơn Trạch III

  • Vị trí: Thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty CP Tổng Công ty Tín Nghĩa

KCN Nhơn Trạch III được thành lập từ năm 1997 với tổng diện tích là 697,5ha. Khu công nghiệp này được xây dựng qua 2 giai đoạn: 

- Giai đoạn 1 với diện tích 337ha, hiện có tỷ lệ lấp đầy là 100%

- Giai đoạn 2 với diện tích 360,5ha hiện có tỷ lệ lấp đầy là 85,07%

KCN Nhơn Trạch III nằm dọc quốc lộ 51, trên đường 25B, cách trung tâm TP.HCM 30km, cách TP. Biên Hòa 45km, cảng biển Phú Mỹ 22km, cảng Cát Lái 25km, sân bay quốc tế Long Thành 10km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 70km.

Các ngành nghề đầu tư vào KCN Nhơn Trạch III chủ yếu là: lắp ráp linh kiện điện, điện tử, chế tạo máy móc động lực, thực phẩm, dược phẩm, hương liệu, hóa mỹ phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, cơ khí chế tạo, điện gia dụng, điện tử, điện lạnh…

3. Khu công nghiệp Giang Điền

  • Vị trí: Xã Giang Điền, xã An Viễn thuộc huyện Trảng Bom và xã Tam Phước thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sonadezi Giang Điền (thuộc Tổng Công ty Sonadezi)

KCN Giang Điền được thành lập từ năm 2008 với tổng diện tích là 529ha. Tính đến nay, khu công nghiệp này có tỷ lệ lấp đầy đạt trên 70%.

KCN Giang Điền cách quốc lộ 1A chỉ 4km, cách quốc lộ 51 chỉ 9km, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây 20km, cách cảng Cát Lái 43km, cảng Gò Dầu 36km, cảng Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) 47km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 49km, sân bay quốc tế Long Thành 22km.

KCN Giang Điền ưu tiên mời gọi các dự án đầu tư có ngành nghề sử dụng công nghệ cao, hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, khu công nghiệp này đang thu hút những ngành nghề như: chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, điện tử, công nghệ, may mặc, giày dép…

4. Khu công nghiệp Amata

  • Vị trí: Phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty Sonadezi và Công ty Amata Corp.Public Thái Lan

KCN Amata được thành lập từ năm 1994 với tổng diện tích là 513ha. Tính đến nay, khu công nghiệp này có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

KCN Amata có vị trí chiến lược nằm trên quốc lộ 1A, cách trung tâm TP.HCM 32km, ga Sài Gòn 32km, cảng Đồng Nai 4km, Tân Cảng 26km, cảng Sài Gòn 32km, cảng Phú Mỹ 40km, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 32km.

Các ngành nghề đầu tư vào KCN Amata chủ yếu là: máy vi tính và các phụ kiện, chế biến thực phẩm, cơ khí, lắp ráp điện, may mặc, giày dép, sản phẩm da, trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa, sản xuất bao bì, vật liệu xây dựng, phụ tùng xe hơi, dược phẩm, hóa chất, thuốc diệt côn trùng…

5. Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn

  • Vị trí: Xã Lộc An, xã Bình Sơn và xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển V.R.G Long Thành

KCN Lộc An - Bình Sơn được thành lập từ năm 2010 với tổng diện tích 498ha. Tính đến nay, khu công nghiệp này có tỷ lệ lấp đầy đạt trên 85%.

KCN Lộc An - Bình Sơn nằm ở phía Đông Nam TP. Biên Hòa theo hướng quốc lộ 51, cách TP. Biên Hòa 25km, trung tâm TP.HCM 17km, sân bay quốc tế Long Thành 1,5km, sân bay Tân Sơn Nhất 60km, ga Biên Hoà 20km, cảng Gò Dầu 15km, cảng Phú Mỹ 30km, cảng Cái Mép - Thị Vải 40km…

Các ngành nghề đầu tư vào KCN Lộc An - Bình Sơn chủ yếu là: cơ khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; điện tử, viễn thông; sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa và các chế phẩm vệ sinh; dệt may; dầu khí; sản xuất bao bì, sản xuất hàng tiêu dùng…

Xem thêm:

6. Khu công nghiệp Bàu Xéo

  • Vị trí: Xã Sông Trầu, xã Tây Hòa, xã Đồi 61 và thị trấn Trảng Bom thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thống Nhất

KCN Bàu Xéo được thành lập từ năm 2006 với tổng diện tích là 500ha. Dự án này được chia thành 2 khu: khu 1 - phía bắc quốc lộ 1A có diện tích 188ha và khu 2 - phía nam quốc lộ 1A có diện tích 311,3825ha. Tính đến nay, KCN Bàu Xéo có tỷ lệ lấp đầy đạt 98,1%.

Dự án KCN Bàu Xéo nằm dọc theo quốc lộ 1A, cách ga đường sắt Trảng Bom 2km, TP. Biên Hoà 20km, sân bay quốc tế Long Thành 20km, cảng Gò Dầu 40km, cảng Phú Mỹ 45km, cách TP.HCM 50km, cảng Cái Mép 60km.

Các ngành nghề đầu tư vào KCN Bàu Xéo chủ yếu là: chế biến nông sản, lương thực, thức ăn gia súc; chế biến gỗ, nhựa; dệt may, sản xuất giày da, nữ trang; linh kiện điện tử và vi điện tử; cơ khí; sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, văn phòng; sản xuất dược phẩm, văn phòng phẩm…

7. Khu công nghiệp Sông Mây

  • Vị trí: Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty CP Phát triển KCN Sông Mây

KCN Sông Mây được thành lập từ năm 1998, có tổng diện tích là 474ha. Khu công nghiệp này được xây dựng và phát triển qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 với diện tích 250ha, hiện có tỷ lệ lấp đầy là 100%

- Giai đoạn 2 với diện tích 223,95ha hiện có tỷ lệ lấp đầy trên 85%

KCN Sông Mây nằm liền kề quốc lộ 1A, cách TP. Biên Hoà 15km, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 35km, sân bay quốc tế Long Thành 48km, sân bay Tân Sơn Nhất 55km, ga Biên Hòa 15km, ga Sài Gòn 35km, cảng Sài Gòn 35km, cảng Gò Dầu 60km…

Các ngành nghề đầu tư vào KCN Sông Mây chủ yếu là: gia công, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thịt và thực phẩm, dược liệu, may mặc, giày dép, bao bì, sản phẩm nhựa…

8. Khu công nghiệp Long Thành

  • Vị trí: Xã An Phước và xã Tam An thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành

KCN Long Thành được thành lập từ năm 2003, có tổng diện tích là 487ha. Tính đến nay, khu công nghiệp này có tỷ lệ lấp đầy đạt 98,59%.

KCN Long Thành nằm trên trục đường quốc lộ 51, cách trung tâm TP.HCM 25km, cách TP. Biên Hòa 15km, TP. Vũng Tàu 50km, cảng Sài Gòn 42km, cảng Cát Lái 25km, cảng Phú Mỹ 35km, cảng Vũng Tàu 45km, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 43,4km, sân bay quốc tế Long Thành 14,4km, ga Biên Hòa 15km, ga Sóng Thần 30km…

Các ngành nghề đầu tư vào KCN Long Thành chủ yếu là: xi mạ, chế biến thủy sản, sản xuất lương thực, sản xuất và phân phối phân bón, sản xuất và phân phối bột giấy, điện - điện tử, sản xuất sợi, thuốc hóa chất bảo vệ thực vật, thời trang, đồ da…

9. Khu công nghiệp Nhơn Trạch I

  • Vị trí: Xã Hiệp Phước, xã Phước Thiền và xã Phú Hội thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Đô thị và KCN IDICO (IDICO-URBIZ)

KCN Nhơn Trạch I được thành lập từ năm 1997, có tổng diện tích là 446,5ha. Đến nay, khu công nghiệp này có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

KCN Nhơn Trạch I cách quốc lộ 51 chỉ 4km, cách trung tâm TP. HCM 50km, cách TP. Biên Hoà 33km, sân bay Tân Sơn Nhất 45km, ga Sài Gòn 55km, cảng Gò Dầu 15km, cảng Phú Mỹ 22km.

Các ngành nghề đầu tư vào KCN Nhơn Trạch I chủ yếu là: gia công cơ khí chế tạo máy móc thiết bị, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa xe máy, điện, điện tử, may mặc, gia công giày da, chế biến sản phẩm công nghiệp và thực phẩm…

10. Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành

  • Vị trí: Xã Tam An, xã An Phước, thị trấn Long Thành thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đô thị Amata Long Thành (thuộc Tập đoàn Amata của Thái Lan)

Đây là dự án KCN công nghệ cao đầu tiên của tỉnh, có diện tích là 410​ha với tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật trên 282 triệu USD.

Dự án KCN công nghệ cao Long Thành được UBND tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Đô thị Amata Long Thành vào giữa năm 2015. Theo kế hoạch ban đầu, quá trình xây dựng dự án được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 từ năm 2015 đến năm 2017

- Giai đoạn 2 từ năm 2017 đến năm 2020

Tuy nhiên, do vướng mắc về thủ tục đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư nên khu công nghiệp này hiện vẫn chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 để cho các doanh nghiệp thuê làm nhà xưởng sản xuất.

KCN công nghệ cao Long Thành cách sân bay Long Thành chỉ 10km, cảng Cát Lái 20km, trung tâm TP. Biên Hòa 25km, cách quận 2 (TP. HCM) khoảng 22km, sân bay Tân Sơn Nhất 30km, cảng Cái Mép 40km.

11. Khu công nghiệp Biên Hòa II

  • Vị trí: Phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty CP Sonadezi Long Bình

KCN Biên Hòa II được thành lập vào năm 1995, có tổng diện tích là 395ha. Đến nay, khu công nghiệp này có tỷ lệ lấp đầy đạt 100% diện tích với hơn 130 dự án, thu hút các nhà đầu tư nổi tiếng như Nestle, Hisamitsu, Mabuchi, Aqua, Cargill…

KCN Biên Hòa II nằm trên trục quốc lộ 1A, cách cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây khoảng 31km, cách trung tâm TP.HCM 25km, cách cảng Đồng Nai chỉ 2km, cảng Cát Lái 26km, cảng Cái Mép 53km, cảng Phú Mỹ 49km, sân bay Tân Sơn Nhất 35km, sân bay Long Thành 25km…

Các ngành nghề đầu tư vào KCN Biên Hoà II chủ yếu là: cơ khí, điện tử, điện, lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc, giày da, chế biến cao su, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tác đồ trang sức, sản xuất các thiết bị và phụ tùng thay thế…

12. Khu công nghiệp Tam Phước

  • Vị trí: Xã Tam Phước, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Phát triển KCN Tín Nghĩa

KCN Tam Phước được thành lập từ năm 2003, có diện tích là 323ha. Đến nay, khu công nghiệp nay có tỷ lệ lấp đầy đạt trên 98,59%.

KCN Tam Phước nằm dọc tuyến quốc lộ 51, cách trung tâm TP. Biên Hoà 30km, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 35km, cách trung tâm TP. Vũng Tàu 55km, sân bay quốc tế Long Thành 10km, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 50km, cảng Thị Vải 25km, cảng Sài Gòn 40km, cảng Vũng Tàu 50km.

Các ngành nghề đầu tư vào KCN Tam Phước chủ yếu là: chế biến gỗ xuất khẩu, may mặc, pha trộn sơn, chế biến nông sản, cơ khí, vật liệu xây dựng, bao bì kim loại…

Trên đây là những thông tin chi tiết về 12 khu công nghiệp có quy mô lớn nhất tại tỉnh Đồng Nai. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!

Hoàn Trần

  • Facebook
  • Chia sẻ
Nhadat.cafeland.vn - Kênh mua bán nhà đất - bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam