Nhà tái định cư là gì? Các quy định pháp luật liên quan nhà tái định cư

Nhà tái định cư là gì? Đối tượng nào được mua nhà tái định cư, quy trình thủ tục mua nhà tái định cư thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Nhà tái định cư là gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở tái định cư hay nhà ở để phục vụ tái định cư là loại nhà ở được sử dụng bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi bị Nhà nước thu hồi đất ở hoặc bị giải tỏa nhà ở theo quy định pháp luật.

Hình thức bố trí nhà tái định cư

Theo Điều 36 Luật Nhà ở 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định các hình thức bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư như sau:

- Mua nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.

- Sử dụng nhà ở xã hội được xây dựng theo dự án để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.

- Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo quy hoạch được phê duyệt để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.

- Hộ gia đình, cá nhân được thanh toán tiền để tự lựa chọn việc mua, thuê, thuê mua nhà ở thương mại trên địa bàn làm nhà ở tái định cư hoặc được Nhà nước giao đất ở để tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch được phê duyệt.

Các quy định liên quan đến nhà tái định cư

Tiêu chuẩn để được đền bù nhà ở tái định cư

Những trường hợp được trợ giúp nhà ở tái định cư theo quy tắc của pháp luật như sau:

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất còn lại sau khoản thời gian bị nhà nước thu hồi không đáp ứng một cách đầy đủ điều kiện để ở theo quy tắc của UBND tỉnh dẫn đến việc hộ gia đình, cá nhân không còn nơi ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi đất sẽ được bồi thường bắt đất tái định cư hoặc nhà ở tái định cư.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thu hồi hết đất ở hoặc diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện ở theo quy tắc của UBND cấp tỉnh thì sẽ được bồi thường bằng tiền mặt. Trường hợp địa phương vẫn có quỹ đất ở chưa sử dụng thì rất có khả năng được xem xét để bồi thường hộ gia đình, cá nhân bằng đất ở.

- Trường hợp với hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài trong thời điểm Nhà nước thực hiện thu hồi đất, nhà ở, bắt bắt buộc phải lưu thông sang nơi ở mới nhưng lại không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở.

Đồng thời, các cá nhân, hộ gia đình không còn chỗ ở nào khác trong xã, phường, thị trấn có đất bị thu hồi thì nhà nước thực hiện chính sách bán, cho thuê nhà ở hoặc giao đất ở để thu tiền sử dụng đất. Giá đất cho giao dịch này sẽ được Nhà nước tính trên tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do UBND cấp tỉnh đưa ra.

Tiêu chuẩn về loại nhà và diện tích nhà ở để phục vụ tái định cư

Theo Điều 39 Luật Nhà ở 2014 quy định loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở để phục vụ tái định cư

1. Đối với khu vực đô thị thì nhà ở để phục vụ tái định cư phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;

b) Trường hợp là căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Khi thiết kế nhà ở để phục vụ tái định cư, chủ đầu tư có thể bố trí một phần diện tích để tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án;

c) Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt; tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Đối với khu vực nông thôn thì nhà ở để phục vụ tái định cư được thiết kế, xây dựng phải bao gồm diện tích ở và các công trình phụ trợ, phục vụ sinh hoạt, sản xuất gắn với nhà ở, tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nguyên tắc phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư 

Theo Điều 35 Luật Nhà ở 2014 quy định nguyên tắc phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư

- Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở để xây dựng công trình khác tại khu vực nội đô thuộc đô thị loại đặc biệt, tại đô thị loại 1 và loại 2 thì Nhà nước chuẩn bị quỹ nhà ở thông qua việc sử dụng nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội được xây dựng theo dự án để bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất và giải tỏa nhà ở, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này.

- Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở để xây dựng công trình khác tại khu vực không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này mà có nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội được xây dựng theo dự án thì Nhà nước sử dụng nhà ở này để bố trí tái định cư; nếu không có nhà ở thương mại, nhà ở xã hội thì Nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư trước khi thu hồi đất và giải tỏa nhà ở, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này.

- Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà người có nhà ở bị giải tỏa có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì chủ đầu tư dự án phải ưu tiên bố trí nhà ở thương mại ngay trong dự án đó để phục vụ tái định cư.

- Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở để thực hiện dự án hạ tầng khu công nghiệp mà người có nhà ở bị giải tỏa có nhu cầu tái định cư thì chủ đầu tư dự án phải xây dựng nhà ở để bố trí tái định cư trong cùng khu vực được quy hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc bố trí nhà ở tại nơi khác cho người được tái định cư.

- Trường hợp phải đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư thì phải thực hiện theo dự án; đối với khu vực nông thôn thì dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư phải bao gồm cả việc bố trí quỹ đất để phục vụ sản xuất cho người thuộc diện được tái định cư.

- Nhà ở để phục vụ tái định cư phải có đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt và tuân thủ quy định tại Điều 14 của Luật này.

Quy định về mua bán nhà tái định cư

Trên thực tế hiện nay nhà ở tái định cư có rất nhiều và cũng rất nhiều người dân có nhu cầu mua lại những suất nhà ở tái định cư đó để sinh sống hoặc có thể thuê lại nhà ở tái định cư. Tuy nhiên nhà ở tái định cư có bản chất là do Nhà nước hoặc một chủ đầu tư thực hiện với mục đích làm quỹ nhà ở cho người bị thu hồi nhà đất tái ổn định cuộc sống, phục vụ giải phóng mặt bằng. Do đó, quy định về mua bán nhà tái định cư sẽ cần đòi hỏi các thủ tục khó khăn và phức tạp hơn so với nhà ở thương mại thông thường.

Điều kiện mua nhà tái định cư

Nghị định 99/2015/NĐ-CP, ngày 20/10/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Theo đó, Điều 30 của Nghị định quy định đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư như sau:

1. Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư gồm:

a) Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;

c) Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.

2. Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:

a) Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu mua nhà ở thương mại hoặc thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành;

b) Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư bằng nhà ở xã hội theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành và phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;

c) Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở tái định cư theo quy định tại Điều 115, Điều 116 của Luật Nhà ở và pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.”

Như vậy chỉ những đối tượng có đủ các điều kiện theo Luật nhà ở tái định cư trên mới có quyền mua nhà tái định cư. Hay nhà ở tái định cư với mục đích để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật. Loại hình nhà này chỉ được bán cho hộ dân thuộc diện bị giải tỏa của dự án.

Chỉ những đối tượng có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới có quyền mua nhà tái định cư. Hình minh họa

Thủ tục mua bán nhà tái định cư

Theo khoản 3 Điều 30 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các bước thực hiện sẽ khác nhau.

Trường hợp 1: Ký hợp đồng mua nhà ở thương mại với đơn vị được giao bố trí tái định cư

- Đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thương mại.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư, đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư phải có văn bản thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư và trực tiếp ký hợp đồng mua bán nhà ở với các đối tượng này.

- Căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư có trách nhiệm tiếp nhận nhà ở từ chủ đầu tư và bàn giao cho hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại bàn giao cho người mua nhà ở.

Việc bàn giao nhà ở được thực hiện theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện về bàn giao nhà ở, quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và phải được lập thành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán.

Trường hợp 2: Trực tiếp ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư trên cơ sở các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt hàng mua nhà ở giữa đơn vị được giao bố trí tái định cư với chủ đầu tư

- Đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư ký kết hợp đồng đặt hàng mua nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng đặt hàng, đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư phải có văn bản thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư thực hiện ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

- Căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết, chủ đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm bàn giao nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở.

Việc bàn giao nhà ở phải theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện về bàn giao nhà ở, quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và phải được lập thành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán.

Trường hợp 3: Mua nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng

- Hộ gia đình, cá nhân có tên trong danh sách được tái định cư theo phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện ký hợp đồng mua bán, thuê hoặc thuê mua nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

- Việc bàn giao nhà ở này được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện bàn giao nhà ở và phải lập thành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán.

Trường hợp 4: Sử dụng nhà ở xã hội để làm nhà ở phục vụ tái định cư

Căn cứ vào thông báo của UBND cấp huyện, các hộ gia đình, cá nhân được tái định cư trực tiếp ký hợp đồng thuê, thuê mua, mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.

Việc bàn giao nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng và phải được lập thành biên bản có xác nhận của đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua.

Trường hợp 5: Bố trí nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 35 Luật Nhà ở 2014, cụ thể:

- Thu hồi đất và giải tỏa nhà ở để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà người có nhà ở bị giải tỏa có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì chủ đầu tư dự án phải ưu tiên bố trí nhà ở thương mại ngay trong dự án đó để phục vụ tái định cư.

- Thu hồi đất và giải tỏa nhà ở để thực hiện dự án hạ tầng khu công nghiệp mà người có nhà ở bị giải tỏa có nhu cầu tái định cư thì chủ đầu tư dự án phải xây dựng nhà ở để bố trí tái định cư trong cùng khu vực được quy hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc bố trí nhà ở tại nơi khác cho người được tái định cư.

Thì căn cứ vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt, hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án.

Việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thương mại; việc bàn giao nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện bàn giao nhà ở, quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và phải được lập thành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán.

Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc các trường hợp trên có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) cho các hộ gia đình, cá nhân đã mua, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.

Hình minh họa

Lưu ý khi mua nhà tái định cư

Nhà ở tái định cư có giá thành rẻ hơn so với giá trị chung trên thị trường. Đặc biệt nhà ở tái định cư chung cư rẻ hơn nhà ở tái định cư liền kề mặt đất. Đối tượng sở hữu nhà ở tái định cư được ưu tiên trong việc cấp giấy chứng nhận sở hữu hợp pháp.

Tuy nhiên, nhà tái định cư chung cư thường được đánh giá có tiêu chuẩn chất lượng thấp, không có nhiều chức năng như các căn hộ chung cư thương mại, nhà ở thương mại. Thường có vị trí xa trung tâm, thực trạng khu nhà ở tái định cư ô nhiễm môi trường hay chưa giải quyết được các tiêu chuẩn nhà ở tái định cư.

Người mua cần lưu ý một số vấn đề để tránh rủi ro khi mua nhà tái định cư:

- Trong trường hợp mua nhà tái định cư chưa có sổ đỏ chính thức mà thông qua hợp đồng ủy quyền, người mua cần đàm phán với người bán và thêm những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng, tránh những rủi ro phát sinh sau này có thể xảy ra.

- Trường hợp mua bán nhà tái định cư bằng giấy sang nhượng, giấy ủy quyền viết tay đều sẽ không được pháp luật công nhận.

- Người mua cần lập hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất hoặc nhà ở bằng văn bản, dù chưa được công chứng song song với hợp đồng ủy quyền.

- Trước khi mua nhà, người mua cần tìm hiểu kỹ những tiêu chuẩn, quy định và những quyền hạn chuyển nhượng mua nhà tái định cư cho đối tượng không thuộc diện mua loại hình nhà ở này.

- Trong hợp đồng mua bán cần nêu rõ yếu tố quyết định khi nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền đất mang tên bên bán thì bên mua sẽ được toàn quyền định đoạt theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin tổng hợp liên quan đến nhà ở tái định cư bạn đọc có thể tham khảo!

Xem thêm:

Theo thanhnienviet

Phương Vũ (TH)

  • Facebook
  • Chia sẻ
Nhadat.cafeland.vn - Kênh mua bán nhà đất - bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam