Khu dân cư là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng hoặc một cụm dân cư đang sinh sống tại một khu vực nào đó. Vậy Khu dân cư là gì? Đặc điểm đặc trưng của khu dân cư ra sao?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 124/2021/TT-BCA, khu dân cư là nơi người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, là tên gọi chung của thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố, khu phố và đơn vị dân cư tương đương.
Mục đích chính của khu dân cư là phục vụ cuộc sống của con người hay thực hiện theo đúng quy hoạch của nhà nước. Mỗi khu dân cư khác nhau sẽ có tên gọi, cơ cấu địa giới và số lượng người sinh sống hoàn toàn khác nhau. Việc sắp xếp, bố trí khu dân cư cũng được thực hiện theo từng địa phương khác nhau. Với phần đất ở thì quyền sử dụng đất có thể để chính chủ, có sổ đỏ hoặc không có sổ đỏ tùy thuộc vào từng khu vực khác nhau.
- Khu dân cư là cấu trúc cộng đồng có các hộ gia đình quy tụ và sống trong phạm vi địa lý nhất định. Hiện có 2 loại khu dân cư chính là khu được hình thành và tồn tại nhiều năm, loại thứ 2 là các khu dân cư đang được hình thành và biến đổi. Các khu dân cư này có tên gọi, cơ cấu và số lượng dân cư sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân chia và sắp xếp của từng địa phương.
- Trên thực tế các hộ dân sinh sống ở khu dân cư sẽ không có cùng huyết thống. Nhưng họ lại có mối liên hệ khăng khít, gắn bó trong sinh hoạt, lao động, tư tưởng… bởi họ cùng sinh sống trong một khu vực nhất định.
- Mỗi khu dân cư thường có một tên gọi riêng.
- Các hộ dân cư sinh sống trong cùng một khu dân cư sẽ chịu tác động của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, còn chịu sự chi phối của bộ máy chính quyền địa phương, hệ thống chính trị của khu dân cư và các phong tục, tập quán nơi mình sinh sống.
Tham khảo thêm tin đăng: Bán nhà đất tại Tp Hồ Chí Minh
Theo quy định của Nghị định 25/2019/ND-CP mới được sử đổi thì được phân ra làm 4 loại:
- Khu dân cư loại 1: Mật độ nhà trung bình được quy định là ít hơn 6 nhà tính trên một diện tích cơ sở. Loại 1 là áp dụng cho các khu vực khai hoang, đất ngập mặn, đất nông nghiệp hoặc khu vực rừng núi.
- Khu dân cư loại 2: Mật độ trung bình của cụm dân cư này là từ 6 nhà đến 28 nhà. Loại 2 thường được áp dụng cho các khu vực có mật độ dân cư cao.
- Khu dân cư loại 3: Phân loại 3 dành cho các khu vực chợ, thị trấn, ngoại thành. Mật độ dân cư trung bình là nhiều hơn 28 nhà tính trên một đơn vị diện tích cơ sở. Những khu vực có bệnh viện, trường học, nhà thờ, chợ cũng được nâng cấp thành loại 3.
- Khu dân cư loại 4: Đây là dành cho các khu vực có mật độ dân cư đông, có mật độ giao thông cao, nhiều công trình nhà ở… Mật độ hộ dân trung bình là trên 28 nhà.
Khu dân cư được phân chia dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau như khu vực địa lý, mang đặc điểm chung về văn hóa, khu vực dự án…cụ thể:
- Thông thường mỗi khu dân cư sẽ không quy định cụ thể về số người sinh sống, mà thể hiện ở phạm vi ranh giới của từng nơi. Các khu vực phân chia ranh giới của khu dân cư sẽ dựa trên các đặc điểm tự nhiên như ngõ, hẻm, sông, suối, trường học…
- Cách phân chia ranh giới khu dân cư phụ thuộc vào cách phân chia đơn vị hành chính của xã, phường, thị trấn của khu vực này.
- Những người sống trong cùng một khu vực làm cùng ngành nghề, mang nét văn hóa, tôn giáo giống nhau cũng có thể chia thành một khu dân cư.
- Riêng các căn hộ chung cư, dự án do các công ty xây dựng và phát triển sẽ được gọi là khu dân cư riêng.
Theo quy định tại thông tư số 09/2017 của Bộ Nội Vụ, người đại diện khu dân cư được gọi là trưởng ấp, trưởng khu vực hay trưởng khu dân cư. Người đại diện này sẽ là cầu nối giữa người dân trong khu dân cư với chính quyền địa phương nhằm biểu quyết và truyền đạt những ý kiến của người dân tới chính quyền địa phương đồng thời cập nhật các chính sách, chỉ đạo mới nhất của lãnh đạo địa phương tới mọi người đang sinh sống và làm việc trong khu dân cư.
là loại đất ở dùng để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn. Khu đất này thuộc phạm vi địa giới hành chính của các xã.
Điều 143. Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất ở tại nông thôn như sau:
- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
- Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Là đất thuộc phạm vi địa giới hành chính tại các phường, thị trấn để xây dựng nhà ở cho người dân. Ngoài ra, với các lô đất khu dân cư mới đã được thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã hay thị trấn nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn do xã quản lý thì cũng gọi là đất khu dân cư đô thị.
Điều 144, Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất ở tại đô thị như sau:
– Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở và xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư tại đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Đất ở tại đô thị cần phải được bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng công trình công cộng và công trình sự nghiệp đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
– Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại khu vực đô thị, có chính sách tạo điều kiện để người dân sống ở khu vực đô thị có chỗ ở.
– UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị, quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức đất ở giao cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
– Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân thủ những quy định về trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường đô thị.
Đất quy hoạch khu dân cư là những khu đất nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư. Mục đích của việc quy hoạch và xây dựng này để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân. Trước khi thực hiện việc quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phải tìm hiểu thông tin, nghiên cứu nhu cầu nhà ở và tình trạng quỹ đất của từng địa phương.
Phương Vũ (TH)