Top 10 tòa nhà cao nhất Đông Nam Á 2023

Các tòa nhà cao ốc thi nhau mọc lên là một minh chứng thể hiện rõ được tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực Đông Nam Á. Dưới đây là tổng hợp 7 tòa nhà cao nhất khu vực Đông Nam Á.

1. Merdeka 118 

Chiều cao: 678.9m

Số tầng: 118 tầng

Địa chỉ: Kuala Lumpur, Malaysia

Thời gian hoàn thành: 2022

Merdeka 118

Đây là tòa nhà cao nhất Malaysia và đứng thứ 2 thế giới hiện nay.

Tòa nhà có mặt tiền vô cùng đặc biệt, được tạo thành từ các mặt phẳng kính hình tam giác, được mô phỏng theo các hoa văn được tìm thấy trong nghệ thuật và thủ công của Malaysia.

Bên trong tòa nhà Merdeka 118 có diện tích sàn lên tới 288.000 m2 và có 158.000m2 văn phòng cho thuê.

Không những thế, tòa nhà chọc trời siêu cao này cũng sẽ có nhiều không gian đa chức năng: Khách sạn, các khu vực bán lẻ, khu dịch vụ và khu dân cư với mục đích trở thành một điểm đến du lịch lớn.

Tòa nhà Merdeka 118 là công trình đầu tiên của Malaysia nhận được xếp hạng ba bạch kim từ các chứng nhận về tính bền vững trên toàn thế giới, bao gồm Lãnh đạo về Thiết kế Năng lượng và Môi trường (LEED).

2. Landmark 81

Chiều cao: 461.3m

Số tầng: 81 tầng

Địa chỉ: Tân Cảng, quận Bình Thạnh, TP. HCM

Thời gian hoàn thành: 2018

Số vốn: 40.000 tỷ đồng

Chủ đầu tư: Tập đoàn Vingroup

Landmark 81

Vincom Landmark 81 là một tòa nhà chọc trời trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park. Tòa tháp cao 81 tầng (3 tầng hầm), hiện tại là tòa nhà cao nhất Việt Nam, cao thứ hai Đông Nam Á và cao thứ 15 trên thế giới.

Tòa nhà The Landmark 81 sở hữu lối kiến trúc vô cùng đặc biệt, được lấy cảm hứng từ cây tre truyền thống của Việt Nam. Tòa nhà được thiết kế bao gồm nhiều không gian đa chức năng như: khách sạn, khối văn phòng cho thuê, căn hộ dịch vụ, Oficetel, trung tâm mua sắm, căn hộ dịch vụ và nhiều tiện ích giải trí khác.

3. Tháp đôi Petronas

Chiều cao: 451.9m

Số tầng: 88 tầng

Địa chỉ:  Kuala Lumpur, Malaysia

Thời gian hoàn thành: 1998

Tháp đôi Petronas

Vị trí 3 và 4 thuộc về tháp đôi Petronas Tower 1 và Petronas Tower 2 là 2 tòa cao ốc tọa lạc tại Kuala Lumpur, Malaysia. Đây là tòa nhà chọc trời đôi cao nhất thế giới và là hai tòa nhà cao thứ hai ở Malaysia.

2 tòa tháp được thiết kế theo phong cách hiện đại, lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà thờ Hồi giáo và được đầu tư bởi tập đoàn dầu khí hùng mạnh nhất tại Malaysia. Mỗi tòa tháp có một chức năng riêng biệt. Đối với tòa tháp 1 là nơi đặt trụ sở làm việc của Tổng công ty Petronas.

Tòa tháp 2 dùng cho mục đích cho thuê làm văn phòng. Hai tòa tháp được nối với nhau tại tầng 41 và 42 thông qua một chiếc cầu Skybridge cao 170m, dài 158m. Đặc biệt hơn, phía dưới tháp đôi Petronas là khuôn viên rộng lớn với nhiều tiện ích như công viên nhiệt đới Kuala Lumpur City Centre, thánh đường Hồi giáo, đài phun nước, sân chơi trẻ em, hồ điều hòa…

>> Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

5. The Exchange 106

Chiều cao: 445.5m

Số tầng: 106 tầng

Địa chỉ: Tun Razak Exchange, Kuala Lumpur, Malaysia. 

Thời gian hoàn thành: 2019

The Exchange 106

The Exchange 106 là tòa nhà cao thứ ba của Malaysia, cao thứ 5 của khu vực Đông Nam Á và là tòa nhà cao thứ 23 trên thế giới.

Độc đáo nhất chính là nóc tòa nhà có một vương miện được chiếu sáng cao 48m.

Hiện tại, hơn một nửa diện tích sàn của tòa nhà đã được cho thuê bởi các tổ chức tài chính địa phương. 

6. Autograph Tower

Chiều cao: 382.9m

Số tầng: 75 tầng

Địa chỉ: Jakarta, Indonesia

Thời gian hoàn thành: 2021

Autograph Tower

Tòa nhà Autograph Tower có diện tích khoảng 570.000m2, là một tòa nhà phức hợp bao gồm các cơ sở văn phòng, thể thao và giải trí, bán lẻ, khu dân cư, khách sạn...

7. Four Seasons Place Kuala Lumpur

Chiều cao: 343m

Số tầng: 65 tầng

Địa chỉ: Kuala Lumpur, Malaysia

Thời gian hoàn thành: 2018

Four Seasons Place Kuala Lumpur

Four Seasons Place Kuala Lumpur cũng là một trong những tòa nhà thuộc top 10 tòa nhà cao nhất Đông Nam Á. Nó được xây dựng với mục tiêu trở thành tổ hợp thương mại và dân cư cao 74 tầng ở Malaysia.

Tòa nhà Four Seasons Place Kuala Lumpur được đầu tư bởi ông trùm Singapore gốc Ipoh, Ong Beng Seng và chủ tịch của Venus Assets - ông Tan Sri Syed Yusof Tun Syed Nasir.

8. Keangnam Hanoi Landmark Tower

Chiều cao: 336m

Số tầng: 72 tầng (2 tầng hầm)

Địa chỉ: Khu E6, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Thời gian hoàn thành: 2012

Tổng số vốn đầu tư: 1.05 tỷ USD

Chủ đầu tư: Tập đoàn Keangnam

Keangnam Hanoi Landmark Tower

Keangnam Hanoi Landmark Tower hay còn được gọi là Keangnam Landmark 72, là tòa nhà cao nhất thủ đô có diện tích xây dựng hơn 600.000m2. Tòa nhà này được thiết kế trở thành một khu phức hợp đa chức năng bao gồm các trung tâm thương mại, văn phòng, khu căn hộ và khách sạn.

Hiện nay, công trình này vinh dự cao thứ 2 của Việt Nam và đứng thứ 7 trong khu vực Đông Nam Á.

9. King Power MahaNakhon

Chiều cao: 314m

Số tầng: 78 tầng

Địa chỉ: Bangkok, Thái Lan

Thời gian hoàn thành: 2016

King Power MahaNakhon

King Power MahaNakhon được xem là một trong những tòa nhà cao nhất Đông Nam Á, tọa lạc trong khu kinh doanh trung tâm Sathorn của Bangkok, Thái Lan. Tòa nhà này được thiết kế bởi Công ty kiến trúc quốc tế Buro Ole Scheeren.

Điều độc đáo nhất của tòa nhà nằm ở kiến trúc tạo cảm giác khiếm khuyết hoặc bị đổ vỡ. Trong tòa nhà là một không gian đa chức năng có rất nhiều trung tâm thương mại, nhà hàng, quán bar, đặc biệt sở hữu hơn 200 căn hộ condo thuộc loại đắt nhất ở Bangkok.

10. Telekom Tower 

Chiều cao: 310m

Số tầng: 55 tầng

Địa chỉ: Kuala Lumpur, Malaysia

Thời gian hoàn thành: 2001

Telekom Tower 

Tòa nhà này chính là trụ sở chính của tập đoàn Telekom Malaysia. Đồng thời cũng là tòa nhà chọc trời nằm trong top những tòa nhà cao ở Đông Nam Á. Telekom Tower có kiến trúc dạng búp măng tre độc đáo, thiết kế bởi Hijjas Kasturi Associates.

Bên trong tòa nhà Telekom Tower có một nhà hát lớn với sức chứa lên tới 2.500 người, 1 phòng cầu nguyện đạo Hồi và hệ thống 22 vườn lộ thiên tuyệt đẹp.

Theo thanhnienviet

Lê Hạnh (TH)

  • Facebook
  • Chia sẻ
Nhadat.cafeland.vn - Kênh mua bán nhà đất - bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam