TP. Biên Hòa nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và hiện đang là đô thị loại I. Nơi đây được biết đến là một trong những thành phố công nghiệp lớn nhất cả nước với vị trí trọng yếu về hạ tầng giao thông, an ninh và quốc phòng toàn khu vực.
Thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích tự nhiên là 264,1 km². Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, TP. Biên Hòa có vị trí giáp với các khu vực:
Phía bắc giáp với khu vực huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)
Phía nam giáp với khu vực huyện Long Thành (Đồng Nai)
Phía tây, tây nam và tây bắc giáp với khu vực quận 9 (TP. HCM), huyện Long Thành (Đồng Nai) và TX. Dĩ An, TX. Tân Uyên ( Bình Dương)
Phía đông giáp với huyện Trảng Bom (Đồng Nai).
Năm 1976, TX. Biên Hòa được phê duyệt lên thành phố Biên Hòa thuộc đô thị loại III bao gồm 11 phường và 9 xã. Đến năm 1993, Biên Hòa đã vươn lên thành thành phố đô loại II và năm 2015 được phê duyệt lên thành phố đô thị loại I.
Hiện nay, TP. Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính trực thuộc cấp phường xã, trong đó bao gồm:
29 phường: Phường An Bình, An Hòa, phường Bình Đa, Trung Dũng, Trảng Đài, phường Thống Nhất, Tân Vạn, Thanh Bình, phường Tân Tiến, Tân Phong, Tân Hiệp, Tân Mai, Phường Tân Biên, Tân Hạnh, Tân Hòa, phường Tam Hòa, Tam Hiệp, Tam Phước, Bửu Hòa, Bửu Long, phường Hiệp Hòa, Hòa Bình, Hóa An, Long Bình, Long Bình Tân, Hố Nai, Phước Tân, Quyết Thắng và Quang Vinh.
1 xã: Long Hưng
Khu vực TP. Biên Hòa có dân cư đa dạng, do là thành phố công nghiệp nên thu hút rất nhiều lao động về sinh sống và làm việc. Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai - Nơi có dân số đông nhất cả nước, với số lượng cụ thể theo từng thời điểm như sau:
Năm |
2013 |
2015 |
2019 |
2021 |
2022 |
Dân số (Người) |
952.789 |
1.100.000 |
1.055.414 |
1.119.190 |
1.226.700 |
Theo số liệu năm 2019, thành phố Biên Hòa có tổng dân số 1.055.414 người, trong đó dân số thành thị chiếm 830,829 người và nông thôn chiếm 224,585 người. Với số liệu dân số từng khu vực như sau:
Phường |
Diện tích (Km²) |
Dân số (Người) |
Mật độ (Người/km²) |
Trảng Dài |
14,46 |
120.250 |
7.143 |
Tân Phong |
16,86 |
61.051 |
3.621 |
Tân Biên |
6,11 |
43.879 |
7.181 |
Hố Nai |
3,89 |
41.922 |
10.776 |
Tân Hòa |
3,95 |
47.955 |
12.140 |
Tân Hiệp |
3,46 |
41.719 |
12.058 |
Bửu Long |
5,74 |
32.080 |
5.589 |
Tân Tiến |
1,32 |
18.299 |
13.920 |
Tam Hiệp |
2,17 |
35.747 |
16.473 |
Long Bình |
35 |
133.206 |
3.806 |
Quang Vinh |
1,2 |
25.627 |
21.355 |
Tân Mai |
1,37 |
22.429 |
16.372 |
Thống Nhất |
3,43 |
29.139 |
8.495 |
Trung Dũng |
0,86 |
32.045 |
37.262 |
Tam Hòa |
1,22 |
18.787 |
15.399 |
Hòa Bình |
0,56 |
10.320 |
18.428 |
Quyết Thắng |
1,39 |
20.303 |
14.606 |
Thanh Bình |
0,35 |
6.161 |
17.603 |
Bình Đa |
1,26 |
23.398 |
18.570 |
An Bình |
10,4 |
57.700 |
5.548 |
Bửu Hòa |
4,17 |
23.238 |
5.573 |
Long Bình Tân |
11,44 |
61.532 |
5.020 |
Tân Vạn |
4,33 |
17.738 |
4.097 |
Tân Hạnh |
6,08 |
11.560 |
1.537 |
Hiệp Hòa |
6,96 |
15.751 |
2.263 |
Hóa An |
6,8 |
35.257 |
4.890 |
An Hòa |
9,21 |
23.274 |
2.522 |
Tam Phước |
45,65 |
65.471 |
1.200 |
Phước Tân |
42,76 |
62.331 |
1.230 |
Long Hưng |
11,73 |
6.874 |
0.58 |
Thành phố Biên Hòa cũng là khu vực tập trung sinh sống của rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù chỉ chiếm 1,09% trên tổng dân số, nhưng trong đó đã bao gồm 19 dân tộc như: Tày, Hoa, Khmer, Thái, dân tộc Dao, Mường, Chơro, Nùng, dân tộc Giarai, H’Mông, Thổ, Chay, Mạ, Sán Dìu, Chăm, Êđê, Giáy, X’Tiêng, Cơho.
Biên Hòa được mệnh danh là thành phố công nghiệp lớn nhất cả nước. Là nơi được các chuyên gia đầu ngành đánh giá là có tiềm năng lớn phát triển kinh tế với những ưu điểm nổi bật như:
Nền đất lý tưởng để mở rộng phát triển quy mô.
Khí hậu và điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.
Vị trí đắc địa khu vực Đông Nam Bộ.
Liên kết hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông và hàng không thuận lợi.
Nguồn tài nguyên khoáng sản lớn.
Nguồn nhân lực tiệm cận với trình độ cao.
Có thể nhận thấy, khu vực thành phố Biên Hòa là nơi rất thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội trên các lĩnh vực:
Biên Hòa là thành phố tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa ngay từ thời điểm đất nước giải phóng. Đến thời điểm hiện tại, thành phố đang sở hữu 6 khu công nghiệp: KCN Biên Hòa I, Biên Hòa II, KCN Loteco, KCN Tam Phước, KCN Amata, KCN Agtex Long Bình.
Với những tiềm năng phát triển và các chính sách khuyến khích đầu tư, thành phố Biên Hòa đang tiếp tục phát triển không ngừng, không chỉ đối với các ngành công nghiệp hiện đại, mà còn có các ngành công nghiệp truyền thống khác như thủ công mỹ nghệ nội thất Tân Hòa, gốm Tân Vạn, gốm sứ Tân Hạnh,...
Một trong những điểm sáng của Biên Hòa chính là sự phát triển ổn định của ngành tài chính ngân hàng. Hiện nay, khu vực thành phố Biên Hòa đã và đang có hơn 51 chi nhánh và 92 PGD của nhiều ngân hàng thương mại. Với tỷ trọng dịch vụ tài chính đang được nâng dần và trong tương lai đang đặt mục tiêu thay thế công nghiệp.
Thêm vào đó, còn có sự góp mặt của các trung tâm thương mại lớn như Vincom Biên Hòa, Pegasus Plaza Biên Hòa, Trung tâm thương mại Viva Square, Big C Đồng Nai, Big C Tân Hiệp, Lotte Mart Biên Hòa, Coopmart Biên Hòa,...
Ngoài ra, còn có các thương hiệu bán lẻ đang dần chiếm thị phần riêng và cạnh tranh khá gay gắt với thị trường chợ truyền thống như: Bách Hóa Xanh, Winmart,...
Đóng vai trò là trung tâm phát triển trọng điểm của toàn tỉnh Đồng Nai, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều tập trung tại đây như:
Trường ĐH Đồng Nai
Trường ĐH Lạc Hồng
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
Trường ĐH Mở TP. HCM
Trường ĐH Nguyễn Huệ
Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP. HCM
Ngoài ra, còn có các trường cao đẳng khác như: Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, Cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai, Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi.
Hiện nay, thành phố Biên Hòa đã có hơn 30 bệnh viện và trạm y tế được phân bố đều khắp các xã, phường. Trong đó, bệnh viện ĐK Đồng Nai và bệnh viện ĐK Thống Nhất là 2 bệnh viện uy tín và có chất lượng tốt nhất trên địa bàn.
Ngoài ra, thành phố Biên Hòa cũng đã và đang khuyến khích và tạo điều kiện phát triển cho các bệnh viện bán công, bệnh viện tư để có thể phục vụ tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong thành phố.
Được biết là thành phố có nền công nghiệp phát triển, tuy nhiên tiềm năng du lịch ở Biên Hòa khá hạn chế. Mặc dù từng là nơi được mệnh danh là vùng đô thị sông nước, đến nay Biên Hòa vẫn chỉ nổi bật với một số KDL tiêu biểu như: KDL Bửu Long, KDL sinh thái Cù Lao Ba Xê, Văn Miếu Trấn Biên,...
Hiện nay, Việt Nam đang tập trung quy hoạch toàn bộ các vùng đô thị quanh TP. HCM và trong đó có cả Biên Hòa. Với những chính sách ưu tiên và nâng cấp hạ tầng giao thông trọng điểm có thể kể đến như:
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Trục đường Nguyễn Hữu Cảnh
Hệ thống cầu đường bộ khu vực Cù lao Phố
Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên
Điểm giao các tuyến trọng điểm với cao tốc như QL1K, QL51 và QL1A.
Hiện nay, khu vực Biên Hòa chỉ có 1 cảng hàng không đang hoạt động dưới sự tiếp quản của lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, cách Biên Hòa hơn 20km đang được triển khai và xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, với công suất dự kiến hơn 100 triệu hành khách mỗi năm.
Hạ tầng đường sông Biên Hòa vô cùng thuận lợi với hệ thống sông Đồng Nai nằm ở phía Tây thành phố. Hiện nay, dự án cảng biển Đồng Nai thuộc thành phố Biên Hòa được xác định là cảng biển loại 1 với sản lượng năm 2019 khoảng 18,4 triệu tấn. Trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ, kéo theo nền kinh tế khu vực.
Hiện nay, với sự quá tải về dân số, Biên Hòa đang được quy hoạch mở rộng về các khu vực phía nam nhằm thực hiện việc giãn dân. Cụ thể, Biên Hòa sẽ được chia thành 2 khu vực:
Khu vực đô thị Biên Hòa truyền thống sẽ nằm ở phía Bắc
Khu vực đô thị mới Nam Biên Hòa sẽ bao gồm các phường Phước Tân, Tam Phước, An Hóa và khu vực xã Long Hưng.
Khảo sát thị trường cho thấy, từ thời điểm đầu năm 2019 đến nay, giá đất tại thành phố Biên Hòa đang dần tăng khoảng 30%. Nếu so với năm 2018 một số khu vực tăng lên đến 50%.
Hiện tại, quỹ đất trống khu vực thành phố Biên Hòa còn khoảng 13.000 ha, với vị trí rải rác tại các khu vực giáp ranh TP. HCM như phường Tân Hạnh, phường Hóa An, Tam Phước, Bửu Hòa,... vẫn chưa được khai thác một cách triệt để.
Đến thời điểm hiện tại, theo dữ liệu của chuyên trang đầu tư bất động sản Cafeland, tại khu vực thành phố Biên Hòa đang có khoảng 47 dự án bất động sản, chiếm ¼ trên tổng số dự án đang được triển khai. Trong đó, chủ yếu là các dự án đất nền, KDC, khu đô thị, khu phức hợp,...
Một số dự án đất nền trên địa bàn huyện:
KĐT Biên Hòa New City Đồng Nai
Dự án đất nền Golden Center City 3
Dự án Biên Hòa Golden Town
Đất nền KDC Paradise Riverside Đồng Nai
Một số dự án khu dân cư trên địa bàn huyện:
KDC Diamond Square Đồng Nai
Khu dân cư Golden Center Point Đồng Nai
Khu dân cư Phước Tân Residence Đồng Nai
Khu dân cư Phú Tín
Một số dự án khu đô thị trên địa bàn huyện:
Khu đô thị Izumi City Đồng Nai
Aqua City: Dự án Khu đô thị sinh thái thông minh tại tỉnh Đồng Nai
Khu đô thị thương mại dịch vụ Biên Hòa City
Khu đô thị Long Hưng
Đến năm 2030, quy hoạch sử dụng đất và đô thị thành phố Biên Hòa sẽ được phân hóa như sau:
Đối với đất nông nghiệp sẽ là 6.053ha, giảm khoảng 3.606ha so với 2019, trong đó:
Đất trồng lúa sẽ chuyển hết sang đất phi nông nghiệp.
Đất trồng cây hàng năm là 1.597ha giảm 1.443ha so với năm 2019.
Đất trồng cây lâu năm còn 2.295ha, giảm 1.898ha chuyển sang thực hiện các dự án KCN Amata mở rộng, KCN Hố Nai giai đoạn 2,...
Đất nuôi trồng thuỷ sản còn 146,5ha, giảm 153ha chuyển sang đất để thực hiện công trình Cảng Đồng Nai mở rộng, Hương Lộ 2,...
Đất nông nghiệp khác còn 23ha, giảm 6,4ha chuyển sang đất thực hiện công trình CCN Phước Tân, đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng…
Trong khi đó, đến năm 2030 đất phi nông nghiệp sẽ tăng thêm 3.612ha so với hiện trạng năm 2019, lên mức 22.163ha. Trong đó, đất ở tại đô thị tăng thêm 2.499ha, đất ở tại nông thôn cũng tăng gần 15ha lên 378 ha.
Về giao thông, trên địa bàn TP. Biên Hòa được quy hoạch các tuyến giao thông trọng điểm kết nối với các địa phương trong và ngoài tỉnh như: Tuyến QL1A, QL15, QL51, tỉnh lộ 16, đường sắt Bắc Nam,...
Ngoài ra, thành phố Biên Hòa còn có một số con đường đô thị, đường dân sinh đang trong quá trình xây dựng hoàn chỉnh, với các đường tỉnh lộ, đường huyện và liên xã được mở rộng bê tông hóa, nhựa hóa.
Thành phố Biên Hòa hiện có 6 khu công nghiệp
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 với tổng diện tích 335 ha
Khu công nghiệp Biên Hòa 2 quy mô 365 ha
Khu công nghiệp Amata có quy mô diện tích 674 ha
Khu công nghiệp Loteco quy mô 100 ha
Khu công nghiệp Agtex Long Bình với quy mô 43 ha.
Khu công nghiệp Tam Phước rộng 323 ha.
Bên cạnh ngành công nghiệp hiện đại, hiện thành phố vẫn còn một vài cụm công nghiệp truyền thống, thủ công mỹ nghệ như:
CCN Gốm sứ Tân Hạnh với quy mô hơn 32ha
Cụm công nghiệp Dốc 47 rộng 97ha
CCN chế biến gỗ Tân Hòa diện tích 39ha
Và một số vùng công nghiệp thủ công khác như mỹ nghệ đá Bửu Long, gốm Tân Vạn, nội thất Tân Hòa,...
Trên đây là những thông tin cơ bản về thành phố Biên Hòa được tổng hợp từ các nguồn uy tín. Nếu có ý định đầu tư vào bất động sản khu vực này, bạn có thể tham khảo sơ lược các thông tin này trước khi đưa ra quyết định.
Phạm Thanh Tú