Những câu hỏi thường gặp khi mua bán đất lâm nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc mua bán đất lâm nghiệp mà nhiều người vẫn chưa tìm được giải đáp. Điển hình như đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng, thế chấp, xây dựng nhà ở không?

Trong bài viết dưới đây, Nhà đất Cafeland sẽ giúp bạn giải đáp trọn vẹn những thắc mắc này.

Có được chuyển nhượng đất lâm nghiệp không?

Theo quy định tại khoản 3, Điều 192 Luật đất đai 2013, đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì có thể chuyển nhượng, tặng cho sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất của Chính phủ.

Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp phải được thông qua xác nhận của chính quyền địa phương. Những trường hợp chuyển nhượng trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Trường hợp nào không được nhận chuyển nhượng đất lâm nghiệp?

Căn cứ vào Điều 191 Luật đất đai 2013, những trường hợp sau đây không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất lâm nghiệp:

  • Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ khi pháp luật cho phép).

  • Cá nhân, hộ gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Có được thế chấp đất lâm nghiệp không?

Nếu có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đất lâm nghiệp hoàn toàn có thể được thế chấp. Ngoại trừ đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng sẽ không thể đem ra thế chấp do bị hạn chế về đối tượng nhận chuyển nhượng. 

Đồng thời, đất lâm nghiệp chỉ được phép thế chấp tại Ngân hàng Việt Nam, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập, không được thế chấp ở bất kỳ một tổ chức kinh tế nào khác. 

Thủ tục chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất thổ cư như thế nào?

Do đất lâm nghiệp thuộc đất nông nghiệp nên được phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Nếu người dân có nhu cầu chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất thổ cư (đất ở) thì sẽ tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng (theo mẫu)

  • Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất hợp pháp

  • Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD và các giấy tờ khác

Bước 2: Người dân nộp hồ sơ tại phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và xác minh hồ sơ, nhu cầu của người làm đơn có hợp pháp hay không. Đồng thời hướng dẫn một số nghĩa vụ tài tài chính theo yêu cầu.

Bước 4: Người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bước 5: Cuối cùng, người dân đến phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được chuyển đổi theo quy định.

Có được xây nhà ở trên đất lâm nghiệp không?

Theo Khoản 1, Điều 170 Luật Đất Đai 2013 thì đất lâm nghiệp phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định. Vì thế, hành vi xây dựng nhà ở trên đất lâm nghiệp là trái pháp luật. Nếu muốn xây nhà ở trên đất lâm nghiệp thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất ở.

Xây nhà ở trên đất lâm nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng vẫn xây dựng nhà ở trên đất lâm nghiệp thì có thể bị đình chỉ thi công, bị lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính về đất.

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 10, Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì xây nhà ở trái phép trên đất lâm nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:

  • Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta thì phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

  • Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.

  • Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.

  • Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì phạt tiền từ 15-30 triệu đồng.

  • Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì phạt tiền từ 30-50 triệu đồng.

  • Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta thì phạt tiền từ 50-100 triệu đồng.

  • Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên thì phạt tiền từ 100-250 triệu đồng.

Như vậy, nếu xây dựng nhà ở trái phép trên đất lâm nghiệp, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 250 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm cũng sẽ phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau:

  • Buộc khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm

  • Phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc khi mua bán đất lâm nghiệp. Đừng quên theo dõi Nhà đất Cafeland để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về lĩnh vực mua bán nhà đất nhé

Hoàn Trần

  • Facebook
  • Chia sẻ
Nhadat.cafeland.vn - Kênh mua bán nhà đất - bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam