Kiến trúc thượng tầng là gì?

Thường được nhắc đến trong nhiều lĩnh lực, bài viết, tuy nhiên kiến trúc thượng tầng vẫn là một khái niệm khó hiểu, chưa được phổ biến rộng rãi. Vậy, kiến trúc thượng tầng là gì? Đặc điểm và tính chất như thế nào?

Kiến trúc thượng tầng là gì?

Hiểu một cách khái quát, kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… tương ứng với những thể chế khác nhau như nhà nước, giáo hội, các đoàn thể… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Do đó, kiến trúc thượng tầng là những hiện tượng xã hội, tập trung thể hiện đời sống tinh thần của xã hội, là bộ mặt tinh thần tư tưởng của hình thái kinh tế - xã hội. Cùng với các bộ phận khác trong xã hội, kiến trúc thượng tầng đóng vai trò chủ chốt trong việc hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh của hình thái kinh tế - xã hội.

Kiến trúc thượng tầng là gì?

Đặc điểm, tính chất của kiến trúc thượng tầng

Mỗi yếu tố trong kiến ​​trúc thượng tầng đều có những đặc điểm, quy luật phát triển riêng. Tuy nhiên nó không tồn tại riêng lẻ, cách biệt mà luôn tác động qua lại lẫn nhau. Không phải tất cả các yếu tố đều có quan hệ như nhau với cơ sở hạ tầng của nó.

Các yếu tố chính sách, pháp luật, chế tài,.. thì có mối quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng. Còn những khía cạnh như triết học, tôn giáo,.. chỉ có quan hệ gián tiếp.

Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp mang tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng biểu hiện ở sự đối địch về quan điểm, tư tưởng và các cuộc đấu tranh về tư tưởng của các giai cấp đối kháng.

Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng của xã hội có tính chất đối kháng giai cấp là nhà nước. Đây là công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho xã hội về mặt pháp lý - chính trị.

Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội có kết cấu phức tạp, có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau của xã hội, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng.

Nhìn chung, có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội (hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo,…) và các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng của chúng (nhà nước, chính đảng, giáo hội,…).

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

- Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng không thể khởi phát từ đâu ngoài cơ sở hạ tầng của nó. Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng như thế ấy.

Quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất quyết định quan hệ về chính trị, pháp luật và tư tưởng. Do đó, giai cấp nào giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế thì nó cũng thống trị về mặt kiến trúc thượng tầng xã hội.

– Nếu cơ sở hạ tầng có sự thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo: Quá trình thay đổi đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn cách mạng từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra trong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội.

- Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lên cơ sở hạ tầng:

+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng thể hiện trước hết ở chức năng chính trị – xã hội của nó: Kiến trúc thượng tầng có chức năng bảo vệ, là công cụ đắc lực để củng cố, duy trì sự phát triển của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đồng thời đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ và kiến trúc thượng tầng cũ.

+ Đồng thời, mỗi bộ phận, yếu tố khác nhau thuộc kiến trúc thượng tầng cũng đều có khả năng tác động ít nhiều lên cơ sở hạ tầng. Trong đó, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, có khả năng tác động lớn nhất và trực tiếp nhất lên cơ sở hạ tầng.

Những bộ phận đó tác động lên cơ sở hạ tầng theo những cơ chế khác nhau, bằng nhiều hình thức khác nhau.

+ Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng: Nếu không có chính quyền của giải cấp công nhân và nhân dân lao động thì không thể xây dựng được cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa xã hội.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ đắc lực để cải tạo và xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ, tạo lập cơ sở hạ tầng mới.

+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng nếu phù hợp, cùng chiều phát triển với cơ sở hạ tầng thì sự tác động đó mang lại hiệu quả thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Đó là khi sự tác động của kiến trúc thượng tầng tuần theo những quy luật kinh tế, quy luật xã hội khách quan.

Kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay

Kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay thì Đảng ta luôn khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cốt lõi, là phương hướng cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân. 

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta luôn đề cao việc giáo dục truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Biến đây trở thành tư tưởng chủ đạo, cốt lõi trong đời sống tinh thần của xã hội, liên tục của xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực.

Trong việc xây dựng hệ thống chính trị, xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, Đảng ta luôn lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là người chủ thực sự của xã hội. Một xã hội, một nhà nước vì dân, do dân và của dân. Toàn bộ quyền lực đều thuộc về nhân dân, do dân làm chủ. 

Kiến trúc thượng tầng của xã hội luôn có tính đối kháng giai cấp rất sâu sắc. Tính giai cấp của nó cũng được biểu hiện ở sự tương phản về quan điểm, tư tưởng, chính sách, nhận định và các cuộc đấu tranh về tư tưởng của các giai cấp đối kháng với nhau.

*Thông tin tham khảo, tổng hợp từ internet

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Theo thanhnienviet

Phương Vũ (TH)

  • Facebook
  • Chia sẻ
Nhadat.cafeland.vn - Kênh mua bán nhà đất - bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam