Nhà hát TP.HCM là một địa danh văn hoá lịch sử lâu đời, đến đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo mà còn được thưởng thức nghệ thuật với nhiều show diễn đặc sắc.
Bài viết cùng chủ đề:
Địa chỉ: Số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM;
Giờ mở cửa tham khảo: 9:00 - 16:30 (thứ Hai - thứ Sáu); 9:00 - 12:00 (thứ Bảy và chủ Nhật).
Nhà hát TP.HCM có tên chính thức là tên Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch TP.HCM hay còn gọi là Nhà hát lớn Sài Gòn. Nằm ở vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát TP.HCM được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa ba lê, dân tộc, opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn.
Do nằm ở công trường Lam Sơn rất gần trung tâm thành phố, bạn có thể thuận tiện di chuyển tới Nhà hát TP.HCM bằng xe máy, xe ô tô, xe bus, theo tour du lịch hoặc thậm chí bằng xe lửa.
- Với xe máy: Bạn có thể gửi xe tại Bãi giữ xe nhà hát thành phố, mở cửa từ 08:00 - 22:00, sức chứa 200 xe máy
- Xe ô tô: nên tránh di chuyển vào giờ cao điểm, có thể gửi xe tại bãi đỗ xe ô tô nhà hát thành phố, sức chứa 50 xe ô tô
- Xe bus: Các tuyến xe bus gần Nhà hát TP.HCM mà bạn có thể đi như Tuyến 02: Bến Thành - BX Miền Tây; Tuyến 03: Bến Thành - Thạnh Lộc; Tuyến 19: Bến xe buýt Sài Gòn - Đại học Quốc gia; Tuyến 45: Bến xe Quận 8 - Bến Thành - Bến xe Miền Đông; Tuyến 53: Lê Hồng Phong - Đại học Quốc gia.
Nhà hát lớn Sài Gòn được khởi công xây dựng từ năm 1898 trên tổng diện tích gần 3200 m2 và hoàn thành vào năm 1900. Lúc đó,Mặt tiền của nhà hát được trang trí bằng nhiều tượng và tượng đắp nổi (như ở tòa nhà UBND TP) theo kiểu cách kiến trúc thời bấy giờ.
Năm 1943, một số đồ trang trí, chạm khắc và tượng đã được dỡ bỏ khỏi mặt tiền của nhà hát để làm cho nó trông trẻ trung hơn.
Năm 1944, địa điểm này bị đánh bom bởi các cuộc tấn công từ trên không phải đóng cửa do hư hỏng nghiêm trọng.
Năm 1955, Nhà hát Lớn Sài Gòn được cải tạo và có chức năng là Nhà Quốc hội (sau này gọi là Hạ viện Quốc gia Việt Nam) của Việt Nam Cộng hòa.
Sau năm 1975, Nhà hát TP.HCM được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
Năm 1998, Nhà hát được tu bổ lớn để bảo tồn nguyên vẹn phong cách kiến trúc Pháp của nhà hát, nhân kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn. Công trình sửa chữa lớn tiêu tốn 1,7 triệu USD trong 2 năm từ 1996 đến 1998 mới hoàn thành.
Vào năm 2005, một nhóm đèn chiếu sáng bên ngoài đã được lắp đặt để mang đến một số cảnh quay ban đêm tuyệt đẹp cho khán giả chiêm ngưỡng. Trước nhà hát từng có một công viên nhỏ với đài phun nước. Tuy nhiên, sau đó nó đã bị dỡ bỏ để xây dựng dự án tàu điện ngầm đầu tiên ở TP.HCM được khởi công vào năm 2008.
Năm 2012, Nhà hát TP.HCM được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2012 và hiện là địa điểm nổi tiếng với nhiều sự kiện quan trọng và các hoạt động văn hóa - giải trí của thành phố.
Nhà hát lớn Sài Gòn được khởi công xây dựng từ năm 1898 trên tổng diện tích gần 3200 m2 và hoàn thành vào năm 1900. Cấu trúc của nó mang những nét đặc trưng riêng cho tác phẩm của kiến trúc sư nổi tiếng Félix Olivier, dưới sự giám sát của hai kiến trúc sư người Pháp - Ernest Guichard và Ferret Eugène. Kiến trúc được lấy cảm hứng từ Cung điện Garnier và Petit Palais, cả hai đều là những tòa nhà phổ biến ở Paris vào thời điểm đó.
Từ bên ngoài, ngôi nhà được trang trí tráng lệ và tượng chạm khắc bằng đá ở lối vào. Nó được nâng cao hơn 2 mét (6,5 feet) so với mặt đường và có một bộ cửa kép để ngăn tiếng ồn giao thông bên ngoài.
Bên trong có một tầng chỗ ngồi chính ở tầng dàn nhạc cộng với hai tầng chỗ ngồi phía trên, từng có sức chứa 1800 người. Hệ thống cửa sổ dạng vòm với lan can vươn cao được thiết kế theo kiến trúc đậm nét Pháp cổ điển.
Các vật liệu trang trí nội thất của tòa nhà như sàn đá granite sáng bóng, đèn chùm pha lê, tượng đá, tay vịn cầu thang, trần nhà đều được mang từ Pháp sang. Nhà hát TP.HCM cũng được trang bị các thiết bị điện, ánh sáng, hệ thống âm thanh hiện đại nên tất cả âm thanh sẽ được bảo toàn bên trong nhà hát.
Đây là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa Balê, dân tộc, Opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước với một số show như:
- À Ố Show: Thanh âm “À” nghĩa là ‘làng’ và “Ố” gợi nhớ cho ‘phố’. Vở diễn đưa bạn về vùng quê Nam Bộ có phần mộc mạc, giản dị, khi quen thuộc lúc đầy ắp những bất ngờ, thú vị với đạo cụ là những vật dụng bằng tre nứa quen thuộc.
- Opera Gala: Các đêm nhạc giao hưởng với các giai điệu huyền thoại từ các nhà soạn nhạc danh tiếng như Bach, Mozart, Beethoven.
- The Mist: Sương sớm là buổi biểu diễn thể hiện cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam. Theo dõi một câu chuyện tập trung vào truyền thống canh tác lúa gạo, một biểu tượng mạnh mẽ của Việt Nam như một quốc gia bắt nguồn từ nông nghiệp. Xem các điệu nhảy tân cổ điển và hiện đại được thực hiện một cách khéo léo bởi dàn diễn viên biểu diễn.
- Nhạc kịch – Vũ kịch: Những huyền thoại vũ kịch kinh điển được trình diễn bởi các diễn viên chuyên nghiệp và dàn nhạc tài ba.
- Các chương trình âm nhạc Việt Nam: Ca ngợi quê hương, đất nước và con người Việt Nam thông qua lời ca, tiếng hát và nghệ thuật diễn xuất.
- Kiểm tra trước lịch biểu diễn Nhà hát TP.HCM để mua vé và đến đúng giờ;
- Vì việc tham quan Nhà hát sẽ gắn liền với từng chương trình biểu diễn nên tốt nhất bạn nên đến trước giờ biểu diễn khoảng 15 - 30 phút để tìm chỗ ngồi, chụp ảnh check-in hoặc tranh thủ tham quan trước khi bắt đầu;
- Vào cuối chương trình là lúc các nghệ sĩ sẽ giao lưu với khán giả nên bạn có thể chuẩn bị trước máy ảnh hoặc điện thoại để chụp ảnh lưu niệm;
- Không nên mang thức ăn hoặc đồ uống có mùi vào Nhà hát để tránh gây ảnh hưởng tới không khí chung;
- Khi vào Nhà hát, nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng và chỉn chu nhất có thể, tránh mặc những trang phục gây phản cảm.
Do nằm ở trung tâm thành phố, từ Nhà hát TP.HCM bạn có thể kết hợp tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng của TP như
- Phố đi bộ Nguyễn Huệ
- Bến Bạch Đằng: 27 Đ. Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Quận 1
- Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn: 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1
- Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh: 65 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1
- Chợ Bến Thành:Phường Bến Thành, Quận 1
Phương Vũ (TH)