Dầm nhà là gì? Dầm nhà có tác dụng gì trong các công trình xây dựng là những câu hỏi phổ biến. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến dầm nhà bạn có thể tham khảo.
Dầm nhà là kết cấu cơ bản của một căn nhà dù lớn hay nhỏ, đây là thanh chịu lực nằm ngang hay nằm nghiêng để chịu lực cho các bản dầm, tường, … Dầm nhà có chức năng giúp tăng khả năng chịu lực và sức ép của tòa bộ khối lượng công trình, phân tán lực đều lên các bộ phận khác của ngôi nhà.
Dầm ngang chính là để đỡ các tấm sàn, mái nhà và tường ngăn cách phía trên. Vật liệu để làm dầm ngan phổ biến nhất là bê tông cốt thép, thép hình (hình chữ I, chữ L, chữ U…), hay là gỗ. Dầm gỗ thường sử dụng ở những ngôi nhà cấp 4 trong các biệt phủ, biệt thự sân vườn. Hoặc trong những ngôi nhà 1 tầng tại các vùng nông thôn trước kia.
- Dầm nhà chính: hay còn gọi là dầm khung, thiết kế theo phương chịu lực tác dụng chính của ngôi nhà, thường nằm dọc hoặc nằm ngang, hai đầu dầm được đặt nối liền với hai đầu cột, gác lên chân cột hoặc vách. Dầm nhà chính có kết cấu vững chắc để chịu các loại lực uốn cong, thường có kích thước lớn hơn so với các loại dầm khác. Theo chiều rộng của phòng thì đặt cách nhau khoảng 4 - 6m. Nếu chiều dài phòng lớn hơn 6m thì dầm phụ phải đặt vuông góc với dầm chính. Mỗi nhịp của dầm chính có thể đặt từ 1-3 dầm phụ hoặc hơn. Và dầm phụ nên được đặt ngay trên đầu.
- Dầm nhà phụ: kết cấu từ bê tông cốt thép và thép định hình, nhưng kích thước lại nhỏ hơn so với dầm chính và được đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng. Dầm có chức năng phân chia tải trọng với dầm chính nhằm chia nhỏ kích thước tấm sàn, chia nhỏ lực để khiến cho lực nâng đỡ được chắc chắn hơn.
Theo chất liệu thì dầm nhà được chia làm:
- Dầm nhà bê tông cốt thép: Đây là loại dầm có cấu kiện chịu uốn chủ yếu tốt và chịu nén nhưng độ chịu nén thấp hơn so với chịu uốn. Dầm bê tông cốt thép làm từ khung cốt thép và bê tông. Cốt thép trong dầm gồm 4 loại cốt : cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên.
- Dầm thép: Đây là loại dầm có kết cấu xây dựng đơn giản nhất trong các hệ thống dầm. Do đó, chi phí để tạo ra dầm thép thấp, nên loại dầm này được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong xây dựng.
Theo kết cấu, dầm nhà chia thành:
- Dầm đơn giản: Kết cấu đơn giản chỉ bao gồm một nhịp.
- Dầm liên tục: Cấu tạo có nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau.
Theo công dụng, dầm nhà được phân chia thành nhiều loại kết cấu chịu lực khác nhau gồm có dầm sàn; dầm cầu; dầm cầu chạy; dầm cửa van.
Phân loại dầm theo hình dáng để có thể phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau: Dầm chữ I; dầm chữ U; dầm chữ H; dầm chữ V; dầm chữ L; dầm chữ Z; dầm chữ C.
Khoảng cách của dầm nhà được hiểu và được tính toán dựa trên khoảng cách của cột trong nhà, dựa vào khoảng cách cột để tình khoảng cách giữa các cột là bao nhiêu. Việc tính toán cột lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công năng, tải trọng và số tầng của ngôi nhà.
Do vậy, việc tính toán dầm nhà này phải do các Kiến trúc sư có chuyên môn thiết kế dầm nhà dân. Hệ thống dầm nhà được coi là khung xương cốt yếu. Ngôi nhà có chịu lực, kiên cố hay không phụ thuộc rất nhiều vào cột và dầm nhà.
Xác định kích thước dầm nhà phố cũng rất quan trọng. Bởi hiện nay nhà phố được xây dựng rất nhiều. Không chỉ tại các thành phố lớn. Mà loại hình này cũng đang bắt đầu xây dựng ở những ven đô và cả các làng quê.
Dầm nhà 2 tầng, dầm nhà 3 tầng hay 4 tầng sẽ có kích thước về chiều cao (chiều dày dầm) khác nhau. Về cơ bản, kích thước dầm nhà dân thường không chênh lệch quá nhiều và sẽ phụ thuộc vào số tầng ngôi nhà muốn xây. Không chỉ riêng và nhà phố, mà tất cả loại nhà dân dụng khác cũng tương tự như vậy.
- Dầm nhà 2 tầng: Chiều cao 30 cm
- Dầm nhà 3 tầng: Chiều cao 35cm
- Dầm nhà 4, 5 tầng: Chiều cao từ 35-40cm
Chiều cao của dầm sẽ chịu ảnh hưởng bởi chiều dài (nhịp dầm). Do vậy, gia chủ nên nhờ đến sự tư vấn, trợ giúp của những người có chuyên môn trong lĩnh vực này để hiểu rõ hơn.
- Không đặt dầm ngang trên giường ngủ: Theo phong thủy, bố trí giường ngủ ngay bên dưới dầm ngang thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Nếu để lâu ngày sẽ làm cho tâm trạng mệt mỏi, tinh thần bất an, không thoải mái.
- Không bố trí dầm trên bếp hay bàn ăn: Theo quan niệm xưa, nhà bếp nhìn thấy dầm ngang là đại sát. Điều này sẽ ảnh hưởng đến người phụ nữ trong nhà, đặc biệt là nữ chủ nhân, có thể sẽ bị những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Từ đó dẫn đến bệnh tật, ốm đau.
- Không bố trí dầm ngang phía trên bàn học hoặc bàn làm việc: Nếu xà nhà ở phía trên bàn làm việc hay trên góc học tập, sẽ làm cho người ngồi phía dưới luôn có cảm giác trì trệ. Ngăn cản sự sáng tạo và tư duy, không tập trung trong công việc.
- Đặt bàn thờ dưới gầm ngang là điều cấm kỵ: Bàn thờ là khu vực tối kỵ, nếu để dầm đặt trên khu vực bàn thờ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vận may và sức khỏe gia chủ. Đồng thời nó cũng sẽ dẫn đến những việc không may, đen đủi và khó khăn trong cuộc sống gia chủ.
– Nếu trần nhà cao có thể sử dụng thêm 1 lớp trần giả lót phía dưới xà nhà để che đi các phần xà ngang phía trên.
– Thay đổi màu sắc cho xà ngang bằng cách sơn màu sáng cho xà nhà để hóa giải bớt sát khí của xà nhà.
– Sử dụng các bóng đèn tròn lắp phía dưới dầm xà nhà, ánh sáng của đèn sẽ tạo ra dương khí, làm giảm đi sát khí giáng xuống của dầm nhà.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng một số đồ trang trí màu sắc tươi sáng lên dầm nhà để làm các cây dầm sáng lên, làm giảm sát khí cũng như giảm đi các ảnh hưởng không tốt đối với gia đình gia chủ.
Phương Vũ (TH)