Không chỉ mang ý nghĩa phong thủy, mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ, cây lộc vừng còn có nhiều tác dụng trong việc trang trí cảnh quan, làm thuốc nên được nhiều người lựa chọn trồng trong sân vườn. Vậy, cây lộc vừng hợp với tuổi nào?
Cây lộc vừng hay lộc mưng có tên khoa học Barringtonia acutangula Gaertn – Barringtonia Ocutangulag, thuộc họ Lecythidaceae. Đây là loại cây thuộc bộ tứ cây phong thủy quý của người Phương Đông: Sanh-Sung-Tùng-Lộc. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, tại Việt Nam thì cây phát triển rất tốt từ Nam ra Bắc.
Là loài cây thân gỗ nhỏ có kích thước tùy thuộc vào môi trường cũng như cách chăm sóc khác nhau thì sẽ cho ra những cây lộc vừng với kích thước là khác nhau về đường kính gốc. Đường kính thân lên đến 35-40cm nếu trồng trong các chậu cảnh.
Hoa lộc vừng nhỏ mọc theo chùm thẳng dài thành một chuỗi như pháo giấy ngày tết, lộc vừng thường có hoa màu trắng, hoặc đỏ với những sợi tua tủa rũ xuống rất đẹp mắt, còn một số loại lộc vừng khác còn có thể có hoa màu vàng mọc ra từ các nhánh lá của cây lộc vừng. Đặc biệt hoa lộc vừng chỉ nở vào ban đêm với mùi hương thoang thoảng, thường hay nở rộ vào đầu tháng 3.
Tùy vào đặc điểm, nguồn gốc cây lộc vừng được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là 3 loại cây lộc vừng phổ biến được nhiều người trồng:
- Cây lộc vừng hoa đỏ: Loại cây này được người Pháp mang đến Việt Nam từ những năm chiến tranh, đây cũng là loại cây được trồng phổ biến nhất ở nước ta. Loại cây này có hoa đỏ mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng nên thường được trồng trước cửa nhà làm cây cảnh.
- Cây lộc vừng hoa trắng: Loại cây này khi nở, những bông hoa của nó đẹp chẳng kém gì cây lộc vừng hoa đỏ. Chúng nở tạo thành từng chùm hoa trắng xen hồng rất đẹp, khiến người nhìn bị cuốn hút mãi không thôi. Vì thế, loại cây này thường được dùng làm cây cảnh tại các công trình và sân vườn.
- Cây lộc vừng chiếc (hay còn gọi rau vừng): Loại cây này được sinh trưởng tại vùng ven biển và hải đảo nên nó có thể chịu hạn và chịu mặn khá tốt. Ở Việt Nam, cây lộc vừng chiếc được phân bố chủ yếu tại các vùng ven biển phía Nam và các vùng hay bị ngập lũ. Loại cây này chủ yếu được trồng để trang trí và làm bóng mát.
- Làm cây cảnh, trang trí sân vườn: Hoa lộc vừng có kiểu dáng đẹp lạ, lá dày chen lấn mắt có thể làm cây bóng mát nên cây lộc vừng được trồng nhiều với mục đích làm cây cảnh cho gia đình cũng như những địa điểm khác để kiến tạo cảnh quan. Ngoài ra vì kích thước cây có thể điều chỉnh nên cây lộc vừng còn được ứng dụng trong nghệ thuật bonsai.
- Giúp điều hòa không khí: Tuổi cây Lộc vừng có thể lên tới hàng trăm năm, tán dày, rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt. Nước ta mưa bão nhiều nắng hè rất gay gắt, một cây lộc vừng cổ thụ có thể chắn gió giúp làm sạch không khí mùa hè thổi gió mát vào nhà.
- Làm thuốc chữa bệnh: Cây lộc vừng lá lớn còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh trong đông y bởi một số bộ phận của nó như rễ cây, hạt cây, vỏ cây… Dân gian hay dùng quả Lộc vừng giã nát để làm bả đánh cá để lộ hương vị đắng, thơm mát dùng bào chế các loại thảo dược để chữa sởi trị bệnh.
Quả lộc vừng trị hen suyễn và ho, quả xanh để ép nước bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng. Hạt Lộc vừng được giã nhuyễn trộn với dầu và bột để trị tiêu chảy, các bệnh mắt hay đau bụng. Vỏ lộc vừng có chứa nhiều tanin như các loại trà để trị đau bụng, tiêu chảy từng cơn. Loại cây này còn được sử dụng để chế xuất ra một số loại hóa chất từ rễ và quả của nó ra các sản phẩm để chống viêm, kháng sinh.
Theo quan niệm dân gian gốc cây lộc vừng to vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định khó di chuyển. Tuổi thọ cao của Lộc Vừng mang ý nghĩa trường thọ bách niên giai lão.
Chữ Lộc ứng với tài lộc, vừng là nhỏ nhặt nhưng nhiều. Hoa Lộc vừng màu đỏ, tươi sáng tượng trưng cho hỷ sự sung túc, hưng vượng… rất thích hợp để làm quà biếu tặng, tân gia, thăng chức, lễ tết, sinh nhật. Mỗi năm lộc vừng chỉ ra hoa một lần và chỉ 10 – 15 ngày là đỏ rực cả cây.
Nhiều người tận dụng thời gian Lộc Vừng nở hoa để phát triển việc làm ăn, đặc biệt là người kinh doanh lớn. Họ tin khi Lộc Vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ, làm việc gì cũng được như ý.
Theo phong thủy, cây lộc vừng nhất với những gia chủ có năm sinh dưới đây:
- Mệnh Mộc: tuổi Nhâm Ngọ 1942; tuổi Quý Mùi 1943; tuổi Canh Thân 1980; tuổi Tân Dậu 1981;
- Mệnh Hỏa: tuổi Mậu Tý 1948, 2008; tuổi Kỷ Sửu 1949; tuổi Bính Thân 1956; tuổi Đinh Dậu 1957; tuổi Giáp Thìn 1964; tuổi Ất Tỵ 1965; tuổi Mậu Ngọ 1978; tuổi Bính Dần 1986; tuổi Đinh Mão 1987; tuổi Giáp Tuất 1994;
- Mệnh Thủy: tuổi Giáp Dần 1974; tuổi Nhâm Tuất 1982; tuổi Bính Tý 1996; tuổi Đinh Sửu 1997;
Tuy nhiên, các gia chủ tuổi khác vẫn có thể cân nhắc trồng loài cây này trong nhà bởi nó mang lại nhiều tài lộc, vượng khí và còn giúp trang trí nhà cửa thêm đẹp và độc đáo.
- Nhân giống: có 2 cách trồng cây lộc vừng phổ biến là gieo hạt và chiết cây. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt và ra hoa nhanh, gia chủ nên sử dụng phương pháp chiết cành để rút ngắn thời gian.
Chọn giống cây lộc vừng, bạn có thể mua cây non hoặc nếu trong nhà có sẵn có thể chiết hay giâm cành để lấy giống. Nếu trồng ngoài vườn thì đào hố sâu vừa đủ để đặt cây vào. Còn bạn muốn trồng trong chậu nên chọn chậu cây có đáy sâu vì khi trồng trong chậu rễ sẽ phát triển.
- Đất trồng: Lựa chọn đất trồng giàu dưỡng chất và thoát nước tốt. Có thể trộn trấu, xơ dừa hoặc phân chuồng để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây.
- Nước tưới: Nên tưới nước vừa phải 2 đến 3 lần trong thời điểm ban đầu. Càng dần về sau gia chủ càng ít tưới. Vì lúc này cây đã có khả năng tự sinh tồn và phát triển trong mọi điều kiện khí hậu.
- Phân bón: Bổ sung phân lân định kỳ cho cây. Có thể bón thúc cho lộc vừng sớm ra hoa và nở bền lâu hơn.
- Ánh sáng: Lộc vừng ưa không gian thoáng đãng, có nhiều ánh sáng.
Để mua cây lộc vừng, bạn có thể tìm mua ở các vườn ươm, cây giống hoặc lên các trang thương mại điện tử với giá cây con tham khảo từ 40.000 đồng - 130.000 đồng.
Phương Vũ (TH)