Trong lĩnh vực xây dựng, nhà thầu là thuật ngữ được nhắc đến nhiều. Vậy nhà thầu là gì? Quy định pháp luật liên quan đến nhà thầu như thế nào?
Nhà thầu hay nhà thầu xây dựng là tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy. Đây là đơn vị sẽ phải chịu trách nhiệm về cả mặt pháp luật và chất lượng công trình xây dựng trước pháp luật và chủ đầu tư.
Nhà thầu xây dựng có thể là một cá nhân hoặc tổ chức khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hình minh họa
- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật đấu thầu 2013;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
- Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
- Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Đối với cá nhân thì điều kiện trở thành nhà thầu cũng được bổ sung quy định: không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh; chứng chỉ hành nghề
- Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật viên, giám sát viên, chỉ huy công trình… sở hữu kiến thức và các kỹ năng cần thiết
- Đội ngũ công nhân thi công lành nghề và có kinh nghiệm
Tham khảo thêm tin đăng: Mua bán nhà đất TPHCM
Một nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp và uy tín sẽ đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ sau:
– Đảm bảo hoàn thành trong tính chất của công việc theo thỏa thuận. Bao gồm toàn bộ những hạng mục đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo tiêu chí chủ đầu tư. Phản ánh với hiệu quả thể hiện với các quy định của nhà nước. Bên cạnh tiêu chuẩn và chất lượng đảm bảo. Cùng với kinh nghiệm, đáp ứng các nhu cầu khác nhau và mới mẻ, sáng tạo.
– Có trách nhiệm cung cấp đối với các phương tiện, thiết bị,… được sử dụng khi thi công. Trong đó, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của các bên trong hợp đồng. Thông thường với các nhà thầu lớn là đối tác của nhiều công ty cùng ngành. Họ có khả năng cung cấp đối với nhiều yêu cầu với lợi ích tốt hơn. Bao gồm cả nguyên vật liệu, vật tư, nhân công xây dựng như hợp đồng.
– Nhà thầu chính có những trách nhiệm lớn trong tính chất của công trình. Trong khi họ không hoàn toàn thực hiện được toàn bộ công trình đó. Nên có thể tìm kiếm và ký hợp đồng với các nhà thầu phụ. Ký hợp đồng và bàn giao với các nhà thầu phụ để hoàn thành toàn bộ công trình. Đảm bảo các công việc trong nghĩa vụ của các bên được hoàn thành đảm bảo chất lượng và tiến độ. Chịu trách nhiệm toàn bộ với vấn đề gắn liền với nhà thầu phụ.
Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm đối với nhà thầu chính trong tính chất công việc mà họ đảm nhận. Nhà thầu chính chịu trách nhiệm toàn bộ với các bảo đảm trong tính chất phản ánh của công trình xây dựng.
- Nhà thầu chính: là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư và đứng ra bao thầu công trình.
- Nhà thầu phụ: là đơn vị thi công những gói thầu nhỏ lẻ (như xây thô, thang máy, hầm để xe, điện nước…) theo hợp đồng ký với nhà thầu chính.
- Nhà thầu phụ đặc biệt: đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm cho các công việc quan trọng của công trình. Tùy vào quy mô của công trình xây dựng mà nhà thầu chính có thể quyết định thuê nhà thầu phụ đặc biệt hoặc không
- Nhà thầu nước ngoài: là những cá nhân hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài. Tổ chức hoặc cá nhân này cũng mang quốc tịch nước ngoài và tham gia dự thầu ở Việt Nam.
- Nhà thầu trong nước: Là tổ chức hoặc cá nhân thành lập dựa theo pháp luật Việt Nam tham gia dự thầu xây dựng.
Trên đây là một số thông tin và quy định pháp luật liên quan về nhà thầu xây dựng, bạn đọc có thể tham khảo.
Hoàng An (TH)