Với số lượng khách nước ngoài đến du lịch, làm việc thậm chí định cư lâu dài tài Việt Nam ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu thuê nhà của họ cũng tăng cao. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến việc cho người nước ngoài thuê nhà nhà đầu tư cần biết để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có trong quá trình kinh doanh.
Theo Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở, việc cho người nước ngoài thuê nhà cần những điều kiện sau:
Đối với bên cho thuê nhà: - Bên cho thuê nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự.
- Nếu bên cho thuê là cá nhân, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức, phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Đối với bên thuê nhà: - Bên thuê nhà ở là cá nhân nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam,
- Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Theo quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
+ Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 118 Luật nhà ở năm 2014 thì nhà cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
- Bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.
Căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014, bên cho người nước ngoài thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định.
- Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
- Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
- Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
- Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
- Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
- Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở với sự đồng ý của bên thuê và không thỏa thuận được với bên thuê về giá thuê mới thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định.
Bước 1: Đăng ký kinh doanh hoạt động cho thuê nhà
Mang giấy tờ chứng minh chủ sở hữu nhà ở cho thuê, thẻ căn cước công đến UBND cấp phường nơi có nhà cho thuê để đăng ký kinh doanh hoạt động cho thuê nhà.
Bước 2: Nộp thuế môn bài và kê khai mã số thuế nhà ở
Bên cho thuê đóng thuế môn bài và kê khai mã số thuế tại cơ quan để được kiểm soát hoạt động kinh doanh. Chuẩn bị các giấy tờ như: Giấy đăng ký kinh doanh, Tờ khai thuế Môn bài, Tờ khai mã số thuế căn hộ tại địa phương.
Bước 3: Đăng ký an ninh trật tự
Hồ sơ bao gồm: Bản khai lý lịch chủ hộ; Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Giấy đăng ký kinh doanh; Giấy đăng ký đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (theo yêu cầu của từng dự án).
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, mang hồ sơ đến Công an cấp quận để đăng ký.
Bước 4: Khai báo tạm trú cho khách thuê
Với bên thuê là người nước ngoài, thì cần hồ sơ và thủ tục như sau:
Bước 5: Nộp thuế thu nhập cá nhân
Hồ sơ nộ thuế thu nhập cá nhân bao gồm: hợp đồng thuê nhà. Kê khai thuế phải nộp với chi cục thuế quận. Sau khi nhận được bản xác nhận số thuế, mang tờ Xác nhận kê khai thuế thu nhập cá nhân lên kho bạc để nộp vào ngân sách nước.
Các hộ kinh doanh cá thể phải kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế. Bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng. Mức thuế môn bài nhiều hay ít phụ thuộc vào số vốn đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Đối với dịch vụ cho thuê nhà. Thuế suất chung được áp dụng là 10%. Thuế thu nhập cá nhân thay đổi tùy thuộc vào mức lương của từng người.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc cho người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam bạn đọc có thể tham khảo.
Phương Vũ (TH)