11 loại hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng

Để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình, tránh những rủi ro, tranh chấp, khi mua bán, giao dịch nhà đất, người mua cần phải công chứng các loại hợp đồng dưới đây.

Công chứng để tránh tranh chấp, rủi ro

- Việc công chứng sẽ giúp đảm bảo tính hợp pháp của nội dung các giao dịch. Khi công chứng, các công chứng viên sẽ tư vấn và giải thích giúp cho các bên tham gia giao dịch hiểu rõ hơn về quyền cùng nghĩa vụ của mình trong giao dịch liên quan đến bất động sản.  

- Việc công chứng giúp hạn chế cho các giao dịch không có thật xảy ra, góp phần loại bỏ đi các giao dịch có yếu tố lừa đảo, lừa dối và đặc biệt là trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thừa kế theo di chúc.

- Công chứng sẽ góp phần nâng cao giá trị chứng minh hợp đồng khi có tranh chấp xảy ra, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp phát của các bên.

>>Xem thêm: Tại sao phải công chứng các hợp đồng, giao dịch bất động sản?

11 loại hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng

Hợp đồng liên quan nhà ở (Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014)

1. Hợp đồng mua bán nhà ở

2. Hợp đồng tặng cho nhà ở

3. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

4. Hợp đồng thế chấp nhà ở

5. Hợp đồng đổi nhà ở

6. Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Hợp đồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013):

7. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

8. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

9. Hợp đồng góp vốn bằng bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

10. Hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

11. Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Theo Luật công chứng, các văn bản, hợp đồng công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác.

Nơi công chứng hợp đồng nhà đất: người có yêu cầu công chứng mang hồ sơ tới văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà, đất.

Nơi chứng thực hợp đồng nhà đất: khi chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất và chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở thì mang hồ sơ tới UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để chứng thực.

Xem thêm: Đã công chứng hợp đồng mua đất nhưng vẫn bị Tòa án phong tỏa vì bên bán vỡ nợ
 

Hoàng An (TH)

  • Facebook
  • Chia sẻ
Nhadat.cafeland.vn - Kênh mua bán nhà đất - bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam