Thông tin mô tả
Bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19, thị trường nhà đất tại Thị xã Phú Mỹ- Bà Rịa Vũng Tàu vẫn thu hút sự quan tâm của người mua trong những tháng gần đây. Mức độ tìm kiếm bất động sản của thị trường này tăng một cách đáng kể
Không phải ngẫu nhiên, điểm sáng đầu tư lại dồn vào thị trường tại Phú Mỹ. Quy hoạch vùng đến năm 2030 đã định hướng phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành đô thị vệ tinh quan trọng, một trung tâm kinh tế lớn của khu vực và cả nước. Trong đó, theo quy hoạch đến năm 2025, thị xã Phú Mỹ trở thành đô thị cảng biển, là trung tâm công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp cảng biển, thương mại, dịch vụ logistics và đầu mối giao thông cảng quan trọng.
Đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn với các trục đường chính như: tuyến Quốc Lộ 51 đi qua 15 khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh; Quốc Lộ 56 kết nối vận chuyển từ các khu công nghiệp, hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải ra cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Quốc Lộ 1 đến các khu vực trọng yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; đường Vành đai 4, Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa -Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, đường cao tốc xuyên Á, sân bay quốc tế Long Thành,… đã và đang hoàn thiện, giúp kết nối giao thương thuận lợi, tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho nền kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Sức hút từ đô thị cảng Phú Mỹ
Sở hữu cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, với 35 bến cảng, đứng thứ 19 trên thế giới và hệ thống các khu công nghiệp lên đến hơn 5.000ha. Với vị trí chiến lược quan trọng, thị xã Phú Mỹ đang trở thành mảnh đất màu mỡ để sinh lời cho các nhà đầu tư.
Với tốc độ phát triển công nghiệp bức phá, hiện thị xã Phú Mỹ đang thu hút một lượng lớn người lao động đổ về đây định cư và làm việc. Theo báo cáo của văn phòng UBND tỉnh, khu vực này hiện có hơn 80 nghìn lao động. Trong đó, lao động đến từ các địa phương khác chiếm đến 90%.
Xác định phát triển kinh tế phải bắt đầu từ