Thông tin mô tả
Dân trí Sau giai đoạn sốt đất 2016 – 2017, Bình Phước có nhiều dấu hiệu tăng nhiệt trở lại vào giữa năm 2020 - 2021 trước làn sóng dịch chuyển Khu Công Nghiệp từ Bình Dương, sự kiện Đồng Xoài lên thành phố cùng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tỉnh.
Đón đầu làn sóng dịch chuyển khu công nghiệp
Là tỉnh thành nằm trong tứ giác kinh tế trọng yếu TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương - Đồng Nai – Bình Phước, được đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông xã hội ngày càng đồng bộ, đồng thời là “sân sau” của Bình Dương trước sự dịch chuyển nhà máy sản xuất trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung – Bình Phước chính là “điểm rơi” dòng tiền đầu tư bất động sản hậu dịch covid 19.
Bình Phước có lợi thế khi sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn đang hoạt động hiệu quả. Hiện tại, tỉnh có 8 khu công nghiệp lớn đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động như khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc, khu công nghiệp Đồng Xoài, khu công nghiệp Bắc Đồng Phú… Theo quy hoạch đến năm 2020, Bình Phước sẽ có 13 khu công nghiệp, 1 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và 3 khu kinh tế cửa khẩu quốc gia là Hoàng Diệu, Tân Thành và Lộc Thịnh. Cuối năm 2019, Bình Phước vừa ký kết hợp tác với Becamex IDC Corp triển khai dự án dự án Khu công nghiệp và dân cư Becamex - Bình Phước quy mô 6.300 hecta.
Sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp cũng sẽ kéo theo nhu cầu bất động sản cho thuê để ở, kinh doanh thương mại, đặc biệt là nhà ở dành cho các chuyên gia, chuyên viên, tri thức trẻ trong khu vực.
Hiện tại, Bình Phước có tốc độ phát triển kinh tế ổn định theo hướng công nghiệp hóa: Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Bình Phước ước đạt 7,8%, cao nhất từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay. Cơ cấu sản phẩm thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng phi nông nghiệp và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp (nông nghiệp 20,47%, công nghiệp 38,67%, dịch vụ 36,52%).