Thông tin mô tả
Thay đổi tích cực về cơ sở hạ tầng, định hướng phát triển, cơ chế chính sách thông thoáng, thuận tiện cho đầu tư… đã tạo đà phát triển cho Bình Phước những năm qua.
Bình Phước thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thế mạnh về công nghiệp khi sở hữu 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha, trong đó 8 khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động. Nhiều cụm công nghiệp cũng được quy hoạch, triển khai xây dựng và đi vào hoạt động như những vệ tinh phụ trợ cho các khu công nghiệp.
Bình Phước cũng là cửa ngõ, đồng thời là cầu nối giúp kết nối TP HCM, Bình Dương với các tỉnh Tây Nguyên, Lào và Campuchia thông qua QL 13, QL 14, cửa khẩu quốc tế Hoa Lư...
Bình Phước tập trung nhiều khu công nghiệp quy mô.
Đặc biệt, về cơ sở hạ tầng, các dự án đường xá giao thông liên tục được đầu tư mở rộng, mang đến cơ hội đổi mới.
Hàng loạt dự án giao thông quan trọng đã và đang được triển khai tại Bình Phước như: tuyến đường Bình Phước - Tân Vạn xuyên suốt các khu công nghiệp với cảng biển Thị Vải - Cái Mép và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; đường cao tốc TP HCM - Chơn Thành - Ðắk Nông, Ðồng Phú - Bình Dương; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư; quốc lộ 14 C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An; Dự án ĐT 741 mở rộng; Cảng cạn Hoa Lư; Cầu kết nối Đồng Nai...
Theo nhiều chuyên gia, tuy Bình Phước có xuất phát điểm chưa bằng so với các tỉnh lân cận, song với những thay đổi tích cực trên mọi mặt từ cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, cơ chế chính sách... đã đánh thức tiềm năng phát triển của Bình Phước trong những năm qua.
Năm 2021, dự án đường Vành Đai được phê duyệt sẽ đem đến lợi thế không nhỏ cho Bình Phước. Tuyến đường Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành giúp nối thông Bình Phước với các tỉnh trọng điểm khác như Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ. Đây là bước tiến lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn mở ra sự phát triển lớn cho giao thương buôn bán, nâng cấp kinh tế - xã hội.